STT

SỐ HIỆU

TÊN TIÊU CHUẨN

SỐ TRANG

Chi tiết

1.           

TCVN 2218-77

Tài liệu thiết kế. Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo đĩa xích dùng cho xích kéo dạng bản

5

X

2.           

TCVN 1582-85

Xích treo dùng trong lò xi măng quay

6

X

3.           

TCVN 1583-85

Xích có độ bền cao dùng cho máy mỏ

8

X

4.           

TCVN 1584-85

Xích trục dạng bản

8

X

5.           

TCVN 1585-85

Xích kéo tháo được

10

X

6.           

TCVN 1586-85

Xích kéo dạng chạc

8

X

7.           

TCVN 1587-1985

Bộ truyền xích. Xích trục và xích kéo có độ bền thường

13

X

8.           

TCVN 1588-85

Xích kéo dạng bản

11

X

9.           

TCVN 1589-1985

Bộ truyền xích. Xích răng

10

X

10.       

TCVN 1590:1985

Bộ truyền xích. Xích con lăn và xích bạc lót

25

X

11.       

TCVN 1785-1976

Bộ truyền xích. Đĩa dùng cho xích truyền động bạc lót và bạc lót con lăn

18

X

12.       

TCVN 1786-76

Bộ truyền xích. Đĩa dùng cho xích mắt tròn và xích kéo có độ bền thường

12

X

13.       

TCVN 1787-1976

Bộ truyền xích. Đĩa dùng cho xích răng

15

X

14.       

TCVN 1788-76

Bộ truyền xích. Đĩa dùng cho xích trục dạng bản

3

X

15.       

TCVN 1789-76

Bộ truyền xích. Đĩa dùng cho xích kéo tháo được. Profin răng và dung sai

12

X

16.       

TCVN 6374:1998

Xích và đĩa xích. Xích con lăn chính xác bước ngắn và đĩa xích

15

X

17.       

TCVN 6375:1998

Xích và đĩa xích. Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải

15

X

18.       

TCVN 6376:1998

Xích và đĩa xích. Xích bạc lót chính xác bước ngắn và đĩa xích

12

X

Tiêu chuẩn Đai TCVN

Đai

 

STT

SỐ HIỆU

TÊN TIÊU CHUẨN

SỐ TRANG

Chi tiết

1.           

TCVN 5043-90

Đai truyền hình thang mặt cắt thường. Tính toán bộ truyền và công suất truyền

.

D

2.           

TCVN 2332-1978

Đai truyền hình thang

26

D

3.           

TCVN 2333-1978

Bánh đai thang một đầu lồi. Kích thước cơ bản

7

D

4.           

TCVN 2334-1978

Bánh đai thang một đầu lõm. Kích thước cơ bản

7

D

5.           

TCVN 2335-1978

Bánh đai thang một đầu lồi một đầu lõm. Kích thước cơ bản

8

D

6.           

TCVN 2336-1978

Bánh đai thang có nan hoa và may ơ một đầu dài. Kích thước cơ bản

17

D

7.           

TCVN 2337-78

Bánh đai thang có nan hoa và may ơ một đầu ngắn. Kích thước cơ bản

23

D

8.           

TCVN 2338-78

Bánh đai thang có nan hoa và may ơ một đầu dài một đầu ngắn. Kích thước cơ bản

28

D

9.           

TCVN 2339-78

Bánh đai thang thành mỏng có may ơ một đầu dài. Kích thước cơ bản

16

D

10.       

TCVN 2340-78

Bánh đai thang thành mỏng có may ơ một đầu ngắn.Kích thước cơ bản

18

D

11.       

TCVN 2341-78

Bánh đai thang thành mỏng có may ơ một đầu dài một đầu ngắn. Kích thước cơ bản

23

D

12.       

TCVN 2342-1978

Bánh đai thang. Yêu cầu kỹ thuật

12

D

13.       

TCVN 3210:1979

Đai truyền hình thang hẹp

27

D

14.       

TCVN 3211:1979

Bánh đai thang hẹp

9

D

15.       

TCVN 3604:1981

Bánh đai phẳng

19

D

16.       

TCVN 3605:1981

Đai truyền phẳng bằng da

10

D

 

Tiêu chuẩn bánh răng TCVN

Bánh răng

 

STT

SỐ HIỆU

TÊN TIÊU CHUẨN

SỐ TRANG

Chi tiết

1.           

TCVN 1066-71

Ăn khớp răng. Bánh răng côn răng thẳng. Profin gốc

1

BR

2.           

TCVN 13:2008

Bản vẽ kỹ thuật. Biểu diễn quy ước bánh răng

10

BR

3.           

TCVN 1687-1986

Truyền động bánh răng côn và hypoit. Dung sai

47

BR

4.           

TCVN 1807-76

Tài liệu thiết kế. Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng trụ

9

BR

5.           

TCVN 1808-76

Tài liệu thiết kế. Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng côn

8

BR

6.           

TCVN 1810-76

Tài liệu thiết kế. Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo trục vít trụ và bánh vít

9

BR

7.           

TCVN 1989:1977

Truyền động bánh răng trụ thân khai ăn khớp ngoài. Tính toán hình học

46

BR

8.           

TCVN 1992:1995

Hộp giảm tốc thông dụng. Yêu cầu kỹ thuật chung

18

BR

9.           

TCVN 2114-77

Truyền động bánh răng trụ. Thuật ngữ sai số và dung sai

37

BR

10.       

TCVN 2115-77

Truyền động bánh răng côn. Thuật ngữ sai số và dung sai

37

BR

11.       

TCVN 2219-77

Tài liệu thiết kế. Quy tắc trình bày bản vẽ chế tạo bánh răng trụ của bộ truyền Novikov có 2 đường ăn khớp

3

BR

12.       

TCVN 2258:2009

Truyền động bánh răng trụ thân khai. Prôfin gốc

9

BR

13.       

TCVN 2259:1977

Truyền động thanh răng. Dung sai

22

BR

14.       

TCVN 2260:1977

Truyền động bánh răng côn mođun nhỏ. Dung sai

29

BR

15.       

TCVN 2285-78

Truyền động bánh răng. Thuật ngữ, ký hiệu, định nghĩa

45

BR

16.       

TCVN 2286-78

Truyền động bánh răng trụ. Thuật ngữ, ký hiệu, định nghĩa

22

BR

17.       

TCVN 2345-78

Truyền động bánh răng trụ thân khai ăn khớp trong. Tính toán hình học

52

BR

18.       

TCVN 2346-78

Truyền động bánh răng côn răng thẳng. Tính toán hình học

19

BR

19.       

TCVN 2348-78

Truyền động bánh răng trụ ăn khớp nôvicốp hai đường ăn khớp. Profin gốc

2

BR

20.       

TCVN 2349-1978

Truyền động bánh răng trụ ăn khớp nôvicốp một đường ăn khớp. Profin gốc

8

BR

21.       

TCVN 3690-81

Truyền động bánh răng côn. Răng côn. Tính toán hình học

79

BR

22.       

TCVN 4143-85

Truyền động bánh răng côn. Thuật ngữ, ký hiệu, định nghĩa

114

BR

23.       

TCVN 4630-1988

Hộp giảm tốc bánh răng thông dụng. Tỷ số truyền

5

BR

24.       

TCVN 4749-1989

Hộp giảm tốc bánh răng trụ thông dụng. Thông số cơ bản

8

BR

25.       

TCVN 4752-1989

Hộp giảm tốc thông dụng. Đầu trục, kích thước cơ bản, mômen xoắn cho phép

7

BR

26.       

TCVN 4753-1989

Hộp giảm tốc bánh răng côn và côn trụ thông dụng. Thông số cơ bản

8

BR

27.       

TCVN 5415-91

Hộp giảm tốc bánh răng thông dụng. Chiều cao trục

5

BR

28.       

TCVN 5416-91

Hộp giảm tốc hành tinh thông dụng. Thông số cơ bản

6

BR

29.       

TCVN 7577-2:2006

Bánh răng trụ. Hệ thống độ chính xác ISO. Phần 2: Định nghĩa và các giá trị cho phép của sai lệnh hỗn hợp hướng kính và độ đảo hướng kính

17

BR

30.       

TCVN 7578-2:2006

Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng. Phần 2: Tính toán độ bền bề mặt (tiếp xúc)

23

BR

31.       

TCVN 7578-3:2006

Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng. Phần 3: Tính toán độ bền uốn của răng

75

BR

32.       

TCVN 7578-6:2007

Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng. Phần 6: Tính toán tuổi thọ dưới tác dụng của tải trọng biến thiên

31

BR

33.       

TCVN 7584:2006

Bánh răng trụ trong công nghiệp và công nghiệp nặng. Mô đun

6

BR

34.       

TCVN 7585:2006

Bánh răng trụ trong công nghiệp và công nghiệp nặng. Prôfin răng tiêu chuẩn của thanh răng cơ sở

9

BR

35.       

TCVN 7676-2:2007

Quy tắc nghiệm thu bánh răng. Phần 2: Xác định rung cơ học của bộ truyền trong thử nghiệm thu

22

BR

36.       

TCVN 7677:2007

Hệ thống ký hiệu quốc tế dùng cho bánh răng. Các ký hiệu về dữ liệu hình học

8

BR

37.       

TCVN 7693:2007

Bánh răng. Kiểm tra màu bề mặt tẩm thực sau khi đánh bóng

13

BR

38.       

TCVN 7695-1:2007

Bánh răng. Quy trình kiểm FZG. Phần 1: Phương pháp kiểm A/8, 3/90 cho dầu môi trơn theo quy trình FZG để xác định khả năng chịu tải tróc rỗ tương đối

21

BR

39.       

TCVN 7695-2:2007

Bánh răng. Quy trình kiểm FZG. Phần 2: Phương pháp kiểm tải nhiều mức A10/16, 6R/120 cho dầu bôi trơn EP cao theo quy trình FZG để xác định khả năng chịu tải tróc rỗ tương đối

25

BR

40.       

TCVN 7695-3:2007

Bánh răng. Quy trình kiểm FZG. Phần 3: Phương pháp kiểm FZG A/2, 8/50 về khả năng chịu tải gây tróc rỗ tương đối và đặc tính mài mòn của dầu bôi trơn

23

BR

DIN - Tiêu chuẩn Đức

 

  - Deutsches Institut für Normung

Engineeringtoolbox.com

List of DIN standards

DIN Fasteners

DIN 202 - 1998 Screws threads

 

Deutsches Institut für Normung e.V. (DIN; in English, the German Institute for Standardization) is the German national organization for standardization and is that country's ISO member body. DIN is a Registered German Association (e.V.) headquartered in Berlin. There are currently around thirty thousand DIN Standards, covering nearly every field of technology.

Founded in 1917 as the Normenausschuß der deutschen Industrie (NADI, "Standardisation Committee of German Industry"), the NADI was renamed Deutscher Normenausschuß (DNA, "German Standardisation Committee") in 1926 to reflect that the organization now dealt with standardization issues in many fields; viz., not just for industrial products. In 1975 it was renamed again to Deutsches Institut für Normung, or 'DIN' and is recognized by the German government as the official national-standards body, representing German interests at the international and European levels.

The acronym, 'DIN,' is often incorrectly expanded as Deutsche Industrienorm ("German Industry Standard"). This is largely due to the historic origin of the DIN as "NADI". The NADI indeed published their standards as DI-Norm (Deutsche Industrienorm). For example, the first published standard was 'DI-Norm 1' (about tapered pins) in 1918. Many people still mistakenly associate DIN with the old DI-Norm naming convention.

One of the earliest, and probably the most well-known, is DIN 476 — the standard that introduced the A-series paper sizes in 1922 — adopted in 1975 as International Standard ISO 216. Common examples in modern technology include DIN and mini-DIN connectors.

DIN standard designation

The designation of a DIN standard shows its origin (# denotes a number):

  • DIN # is used for German standards with primarily domestic significance or designed as a first step toward international status. E DIN # is a draft standard and DIN V # is a preliminary standard.
  • DIN EN # is used for the German edition of European standards.
  • DIN ISO # is used for the German edition of ISO standards.
  • DIN EN ISO # is used if the standard has also been adopted as a European standard.

 

JIS Tiêu chuẩn Nhật Bản

JIS - JAPANESE INDUSTRIAL STANDARDS

JIS Screws

JIS machine elements

JIS symbol (adopted October 1, 2005)

Old JIS symbol (was used until  September 30, 2008)

Japanese Industrial Standards (JIS) (日本工業規格 Nippon Kōgyō Kikaku?) specifies the standards used for industrial activities in Japan. The standardization process is coordinated by Japanese Industrial Standards Committee and published through Japanese Standards Association.

History

In the Meiji era, private enterprises were responsible for making standards although the Japanese government did have standards and specification documents for procurement purposes for certain articles, such as munitions.

These were summarized to form an official standard (old JES) in 1921. During World War II, simplified standards were established to increase matériel output.

The present Japanese Standards Association was established after Japan's defeat in World War II in 1945. The Japanese Industrial Standards Committee regulations were promulgated in 1946, Japanese standards (new JES) was formed.

The Industrial Standardization Law was enacted in 1949, which forms the legal foundation for the present Japanese Industrial Standards (JIS).

The Industrial Standardization Law was revised in 2004 and the "JIS mark" (product certification system) was changed; since October 1, 2005, the new JIS mark has been applied upon re-certification. Use of the old mark was allowed during the three-year transition period (until September 30, 2008), and every manufacturer obtaining new or renewing certification under the authority's approval has been able to use the new JIS mark. Therefore all JIS-certified Japanese products have had the new JIS mark since October 1, 2008.

Standards classification and numbering

Standards are named like "JIS X 0208:1997", where X denotes area division, followed by four digits (or five digits for some of the standards corresponding ISO standards), and the revision release year. Divisions of JIS and significant standards are:

  • A – Civil Engineering and Architecture
  • B – Mechanical Engineering
    • JIS B 7021-1989 – Classification and Water Resistibility of Water Resistant Watches for General Use
    • JIS B 7512-1993 – Steel tape measures
    • JIS B 7516-1987 – Metal Rules
  • C – Electronic and Electrical Engineering
    • JIS C 0920:2003 – Degrees of protection provided by enclosures (IP Code)
    • JIS C 7012 Type designation system for discrete semiconductor devices
    • JIS C 8800 Glossary of terms for fuel cell power systems
  • D – Automotive Engineering
  • E – Railway Engineering
  • F – Ship building
  • G – Ferrous Materials and Metallurgy
  • H – Nonferrous materials and metallurgy[1]
    • JIS H 2105 – Pig lead
    • JIS H 2107 – Zinc ingots
    • JIS H 2113 – Cadmium metal
    • JIS H 2116 – Tungsten powder and tungsten carbide powder
    • JIS H 2118 – Aluminum alloy ingots for die castings
    • JIS H 2121 – Electrolytic cathode copper
    • JIS H 2141 – Silver bullion
    • JIS H 2201 – Zinc alloy ingots for die casting
    • JIS H 2202 – Copper alloy ingots for castings
    • JIS H 2211 – Aluminium alloy ingots for castings
    • JIS H 2501 – Phosphor copper metal
    • JIS H 3100 – Copper and copper alloy sheets, plates and strips
    • JIS H 3110 – Phosphor bronze and nickel silver sheets, plates and strips
    • JIS H 3130 – Copper beryllium alloy, copper titanium alloy, phosphor bronze, copper-nickel-tin alloy and nickel silver sheets, plates and strips for springs
    • JIS H 3140 – Copper bus bars
    • JIS H 3250 – Copper and copper alloy rods and bars
    • JIS H 3260 – Copper and copper alloy wires
    • JIS H 3270 – Copper beryllium alloy, phosphor bronze and nickel silver rods, bars and wires
    • JIS H 3300 – Copper and copper alloy seamless pipes and tubes
    • JIS H 3320 – Copper and copper alloy welded pipes and tubes
    • JIS H 3330 – Plastic covered copper tubes
    • JIS H 3401 – Pipe fittings of copper and copper alloys
    • JIS H 4000 – Aluminium and aluminium alloy sheets and plates, strips and coiled sheets
    • JIS H 4001 – Painted aluminium and aluminium alloy sheets and strips
    • JIS H 4040 – Aluminium and aluminium alloy rods, bars and wires
    • JIS H 4080 – Aluminium and aluminium alloys extruded tubes and cold-drawn tubes
    • JIS H 4090 – Aluminium and aluminium alloy welded pipes and tubes
    • JIS H 4100 – Aluminium and aluminium alloy extruded shape
    • JIS H 4160 – Aluminium and aluminium alloy foils
    • JIS H 4170 – High purity aluminium foils
    • JIS H 4301 – Lead and lead alloy sheets and plates
    • JIS H 4303 – DM lead sheets and plates
    • JIS H 4311 – Lead and lead alloy tubes for common industries
    • JIS H 4461 – Tungsten wires for lighting and electronic equipments
    • JIS H 4463 – Thoriated tungsten wires and rods for lighting and electronic equipment
    • JIS H 4631 – Titanium and titanium alloy tubes for heat exchangers
    • JIS H 4635 – Titanium and titanium alloy welded pipes
    • JIS H 5401 – White metal
    • JIS H 8300 – Thermal spraying―zinc, aluminium and their alloys
    • JIS H 8601 – Anodic oxide coatings on aluminium and aluminium alloys
    • JIS H 8602 – Combined coatings of anodic oxide and organic coatings on aluminium and aluminium alloys
    • JIS H 8615 – Electroplated coatings of chromium for engineering purposes
    • JIS H 8641 – Zinc hot dip galvanizings
    • JIS H 8642 – Hot dip aluminized coatings on ferrous products
  • K – Chemical Engineering
  • L – Textile Engineering
  • M – Mining
  • P – Pulp and Paper
    • JIS P 0138-61 (JIS P 0138:1998): process finished paper size (ISO 216 with a slightly larger B series)
  • Q – Management System
    • JIS Q 9001 - Quality management systems - requirements
    • JIS Q 14001 - Environment management systems - requirements with guidance for use
    • JIS Q 15001 - Personal information protection management systems - requirements
    • JIS Q 20000-1 - IT service management - specification
    • JIS Q 27001 - Information security management systems - requirements
  • R – Ceramics
  • S – Domestic Wares
  • T – Medical Equipment and Safety Appliances
  • W – Aircraft and Aviation
  • X – Information Processing
    • JIS X 0201:1997 – Japanese national variant of the ISO 646 7-bit character set
    • JIS X 0202:1998 – Japanese national standard which corresponds to the ISO 2022 character encoding
    • JIS X 0208:1997 – 7-bit and 8-bit double byte coded kanji sets for information interchange
    • JIS X 0212:1990 – Supplementary Japanese graphic character set for information interchange
    • JIS X 0213:2004 – 7-bit and 8-bit double byte coded extended Kanji sets for information interchange
    • JIS X 0221-1:2001 – Japanese national standard which corresponds to ISO 10646
    • JIS X 0401:1973 – To-do-fu-ken (prefecture) identification code
    • JIS X 0402:2003 – Identification code for cities, towns and villages
    • JIS X 0405:1994 – Commodity classification code
    • JIS X 0408:2004 – Identification code for universities and colleges
    • JIS X 0501:1985 – Bar code symbol for uniform commodity code
    • JIS X 0510:2004 – QR Code
    • JIS X 3001-1:2009, JIS X 3001-2:2002, JIS X 3001-3:2000 – Fortran programming language
    • JIS X 3002:2001 – COBOL
    • JIS X 3005-1:2010 – SQL
    • JIS X 3010:2003 – C programming language
    • JIS X 3014:2003 – C++
    • JIS X 3030:1994 – POSIX - repealed in 2010
    • JIS X 4061:1996 – Collation of Japanese character string
    • JIS X 6002:1980 – Keyboard layout for information processing using the JIS 7 bit coded character set
    • JIS X 6054-1:1999 – MIDI
    • JIS X 6241:2004 – 120 mm DVD – Read-only disk
    • JIS X 6243:1998 – 120 mm DVD Rewritable Disk (DVD-RAM)
    • JIS X 6245:1999 – 80 mm (1.23GB/side) and 120 mm (3.95GB/side) DVD-Recordable-Disk (DVD-R)
    • JIS X 9051:1984 – 16-dots matrix character patterns for display devices
    • JIS X 9052:1983 – 24-dots matrix character patterns for dot printers
  • Z – Miscellaneous
    • JIS Z 8301:2011 – Rules for the layout and drafting of Japanese Industrial Standards
    •  

 

Nghị định 127/2007/NĐ-CP về Tiêu chuẩn

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 127/2007/NĐ-CP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

Hà Nội, ngày  01  tháng 8  năm 2007

 
 
 
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

______

 

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

 

NGHỊ ĐỊNH :
 
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, công bố tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

 Điều 2. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

1. Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;

 

2. Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

3. Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

4. Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;

5. Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 3. Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật  

1. Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch, rà soát, chuyển đổi, xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật.

Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Trường hợp cơ quan nhà nước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng trong hoạt động của cơ quan thì kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước.

3. Việc dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.  

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Kinh phí của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật do các tổ chức, cá nhân đó quyết định trên cơ sở thoả thuận với cơ quan tổ chức việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

1. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực chuyên môn cho cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các hội, hiệp hội tham gia xây dựng, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam; đào tạo kiến thức, kỹ thuật, nghiệp vụ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

4. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ; tổ chức quốc tế và khu vực; tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; ký kết và thực hiện các hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau song phương và đa phương về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.

 

Chương II

XÂY DỰNG, CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

Điều 5. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

1. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng bao gồm:

a) Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia cho cơ quan, tổ chức, kèm theo dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã đ­­ược phê duyệt;

b) Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

c) Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (bao gồm cả văn bản dự thảo và file điện tử) kèm theo bản thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; các tài liệu tham khảo khác;

d) Danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;

đ) Công văn đề nghị thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

e) Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan thẩm định;

g) Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định, dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đã được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo bản thuyết minh; các văn bản, tài liệu khác liên quan đến quá trình xử lý ý kiến thẩm định (nếu có).

2. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng trên cơ sở dự thảo tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân đề nghị bao gồm:

a) Đề nghị xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của tổ chức, cá nhân kèm theo dự thảo tiêu chuẩn đề nghị;   

b) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều này.

3. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng bao gồm các tài liệu tương ứng quy định tại điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều này.

Điều 6. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan, thực hiện việc rà soát các tiêu chuẩn Việt Nam đã được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá           năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác để lập các danh mục sau:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;

b) Tiêu chuẩn Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;

c) Tiêu chuẩn Việt Nam phải huỷ bỏ.

Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.

2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam có nội dung phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế liên quan theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia mà không phải sửa đổi, bổ sung nội dung;

Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.  

b) Tiêu chuẩn Việt Nam có nội dung không phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xem xét để sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm này thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.

c) Tiêu chuẩn Việt Nam không được áp dụng trong thực tiễn, có nội dung lạc hậu so với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hoặc có nội dung trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.

Việc huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia:

- Chuyển hoàn toàn nội dung của tiêu chuẩn Việt Nam thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

b) Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ tiêu chuẩn Việt Nam quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 7. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc rà soát tiêu chuẩn ngành được ban hành theo Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác để lập các danh mục sau:

a) Tiêu chuẩn ngành không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi được chuyển đổi  thành tiêu chuẩn quốc gia;

b) Tiêu chuẩn ngành phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;

c) Tiêu chuẩn ngành phải huỷ bỏ.

Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.

2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia:

a) Tiêu chuẩn ngành có nội dung phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xem xét để chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;

Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.

b) Tiêu chuẩn ngành có nội dung không phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế liên quan theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xem xét để sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia;

Việc xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12          năm 2010.

c) Tiêu chuẩn ngành không được áp dụng trong thực tiễn, có nội dung lạc hậu so với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế có liên quan theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.

Việc huỷ bỏ các tiêu chuẩn ngành phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, huỷ bỏ tiêu chuẩn ngành quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi tiêu chuẩn ngành quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia:

- Chuyển hoàn toàn nội dung của tiêu chuẩn ngành thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

b) Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi tiêu chuẩn ngành quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành tiêu chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ tiêu chuẩn ngành quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 
Chương III

XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 8. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật

1. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:

a) Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCVN;

b) Chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

2. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:

a) Số hiệu và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được phân cách bằng dấu hai chấm và được đặt sau ký hiệu QCĐP;

b) Chữ viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được đặt sau năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

3. Chữ viết tắt tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cấp số hiệu quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 9. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành:

a) Trường hợp cần thiết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành (sau đây gọi tắt là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên ngành), Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm đề xuất bằng văn bản với Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan để xem xét, đề xuất xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên ngành và xác định cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa các cơ quan liên quan thì Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

c) Việc xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên ngành thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

d) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên ngành theo các nội dung quy định tại Điều 33 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên ngành ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên cơ sở đề xuất của cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

c) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo nội dung quy định tại Điều 33 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Điều 10. Hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật

1. Hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm:

a) Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho cơ quan, tổ chức kèm theo dự án xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được phê duyệt;

b) Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

c) Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình duyệt kèm theo thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tài liệu tham khảo khác;

d) Danh sách cơ quan được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;

đ) Công văn đề nghị thẩm định của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ;

e) Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

g) Văn bản tiếp thu ý kiến thẩm định cho dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

h) Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được hoàn chỉnh sau khi có ý kiến thẩm định kèm theo thuyết minh.  

2. Hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương bao gồm:

a) Các tài liệu theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h khoản 1 Điều này;

b) Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành cho ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

c) Văn bản đồng ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

d) Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương đã được hoàn chỉnh sau khi tiếp thu ý kiến kèm theo thuyết minh.

3. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 11. Rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng để lập các danh mục sau:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

c) Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng phải huỷ bỏ.

Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.

2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng có nội dung phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.

b) Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng có nội dung kỹ thuật và nội dung quản lý liên quan đến việc áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành không phù hợp hoặc chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Việc xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2009.

c) Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng có nội dung không phù hợp và không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.

Việc huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2008.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, huỷ bỏ các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Chuyển hoàn toàn nội dung của tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng và nội dung quản lý liên quan đến việc áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành thành dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

b) Trình tự, thủ tục xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 12. Rà soát, chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng để lập các danh mục sau:

a) Các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng không phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng phải sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

c) Các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng phải huỷ bỏ.

Việc rà soát và lập các danh mục phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2008.

2. Nguyên tắc và thời hạn chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

a) Quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng có nội dung phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Việc chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2008.

b) Quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng có nội dung không phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Việc xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung và chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12             năm 2009.

c) Quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng có nội dung không phù hợp và không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải được huỷ bỏ.

Việc huỷ bỏ các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2008.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện việc chuyển đổi, hủy bỏ các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo trình tự, thủ tục sau đây:

a) Trình tự, thủ tục chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Chuyển hoàn toàn nội dung của các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Chuyển đổi hình thức trình bày theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

b) Trình tự, thủ tục xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung để chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và các tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

c) Trình tự, thủ tục huỷ bỏ các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn và tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 13. Đăng ký quy chuẩn kỹ thuật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện việc đăng ký quy chuẩn kỹ thuật tại Bộ Khoa học và Công nghệ chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

2. Hồ sơ đăng ký quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

a) Công văn đề nghị kèm theo bản đăng ký quy chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Bản sao quy chuẩn kỹ thuật;

c) Quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký quy chuẩn kỹ thuật và định kỳ hàng năm xuất bản danh mục quy chuẩn kỹ thuật.

 

Chương IV

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI TIÊU CHUẨN

VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 14. Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy

1. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đăng ký bản công bố hợp quy tại sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có trách nhiệm thông báo công khai về các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy trên trang tin điện tử (website) của mình và trên phương tiện thông tin đại chúng.

Định kỳ hằng quý, các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy lập danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy và gửi cho các cơ quan sau:

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương có trách nhiệm thông báo công khai về các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy trên trang tin điện tử (website) của mình và trên phương tiện thông tin đại chúng.

Định kỳ hằng quý, các sở chuyên ngành tương ứng tại địa phương tiếp nhận bản công bố hợp quy lập danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố hợp quy và gửi cho các cơ quan sau:

a) Cơ quan đầu mối được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 21  Nghị định này thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương tương ứng.

b) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 15. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy

1. Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn. Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp cho sản phẩm, hàng hoá đ­ược chứng nhận hợp quy hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy gắn cho sản phẩm, hàng hoá được công bố hợp quy sau khi đã đăng ký công bố hợp quy.

Hình dạng, kết cấu và cách thể hiện dấu hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sau khi được chứng nhận hợp chuẩn tự thể hiện dấu hợp chuẩn hoặc sau khi được chứng nhận hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói sản phẩm, hàng hoá, tài liệu về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy.

Điều 16. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp

1.  Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập hoặc ngoài công lập, hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ;

b) Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

c) Chi nhánh của các tổ chức chứng nhận sự phù hợp nước ngoài đăng ký hoạt động theo Luật Đầu tư tại Việt Nam.

2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy hoặc cả chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

3. Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn được tiến hành hoạt động chứng nhận hợp chuẩn sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Các yêu cầu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

b) Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Tổ chức chứng nhận hợp quy được tiến hành hoạt động chứng nhận hợp quy sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Các yêu cầu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

b) Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

c) Được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chỉ định là tổ chức thực hiện chứng nhận hợp quy. 

5. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể về năng lực của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy; trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy.

6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện các công việc sau:

a) Quy định chi tiết trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy;

b) Tổ chức xem xét, đánh giá, xác nhận năng lực theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy tương ứng với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận quy định tại khoản 1 Điều 17  Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) được ưu tiên xem xét, chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy.

7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo danh sách các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được chỉ định trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương hoặc trên mạng internet để các tổ chức, cá nhân biết, lựa chọn, đồng thời thông báo Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp quản lý.

Điều 17. Tổ chức công nhận

1. Tổ chức công nhận là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, thực hiện việc đánh giá, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.

2. Tổ chức công nhận phải hoạt động phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, tạo điều kiện cho Việt Nam  tham gia các hiệp định hoặc thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động của tổ chức công nhận.

Điều 18. Chỉ định tổ chức thực hiện thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định phục vụ mục đích quản lý chuyên ngành

Tùy theo nhu cầu quản lý, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thể tiến hành đánh giá, xác nhận năng lực phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức giám định đủ năng lực theo yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC) để chỉ định tổ chức này thực hiện việc thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định phục vụ cho mục đích quản lý chuyên ngành được giao.

Điều 19. Hiệp định, thoả thuận thừa nhận lẫn nhau

1. Việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp giữa các nước, vùng lãnh thổ bao gồm: kết quả chứng nhận sự phù hợp; kết quả hiệu chuẩn; kết quả thử nghiệm; kết quả giám định.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan tổ chức thực hiện các hiệp định thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ về kết quả đánh giá sự phù hợp, thực hiện theo pháp luật về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực.

 

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN 

HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN

VÀ LĨNH VỰC QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật với các nội dung quy định tại Điều 59 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm sau:

a) Hướng dẫn hoạt động xây dựng, thẩm định, công bố, phát hành, phổ biến, áp dụng tiêu chuẩn; quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia;

b) Tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định cụ thể trình tự thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với các đối tượng trong lĩnh vực quân sự quốc phòng chỉ áp dụng trong nội bộ Bộ Quốc phòng;

d) Hướng dẫn hoạt động xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

đ) Chịu trách nhiệm về nội dung tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do mình chủ trì xây dựng; chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì xây dựng; quyết định thời hạn lấy ý kiến đối với các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do mình chủ trì xây dựng trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường;

e) Hướng dẫn về hoạt động đánh giá sự phù hợp bao gồm chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; 

g) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;

h) Bố trí kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao năng lực chuyên môn cho cơ quan thẩm định tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật với nội dung quy định tại            Điều 60 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giúp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong quá trình xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do mình chủ trì xây dựng; quyết định thời hạn lấy ý kiến đối với các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do mình chủ trì xây dựng trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại địa phương theo quy định tại Điều 61 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thời hạn lấy ý kiến đối với các quy chuẩn kỹ thuật địa phương do mình chủ trì xây dựng trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường.

3. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành  liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại địa phương.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại địa phương.

Điều 23. Phân công trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các lĩnh vực được Chính phủ phân công, cụ thể như sau:

a) Bộ Y tế: 

- Sức khoẻ của cộng đồng; vệ sinh, an toàn thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, vắc xin và sinh phẩm y tế và điều kiện sản xuất; hoá chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn;

- Khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, thẩm mỹ, giám định trong lĩnh vực y tế;

- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm;

- Trang thiết bị, công trình y tế;

- Dịch vụ trong lĩnh vực y tế.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Sản xuất, chế biến, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, muối, giết mổ gia súc, gia cầm;

- Giống cây trồng, giống vật nuôi (trừ thuỷ sản);

- Vật tư nông nghiệp và lâm nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi;

- Bảo vệ thực vật, thú y, kiểm dịch thực vật, động vật;

- Công trình thuỷ lợi, đê điều;

- Dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Bộ Thuỷ sản:

- An toàn, vệ sinh thuỷ sản, thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, giống thuỷ sản;

- An toàn, vệ sinh trong quá trình sản xuất từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển thuỷ sản;

- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản;

- Dịch vụ trong lĩnh vực thuỷ sản.

d) Bộ Giao thông vận tải:

- Các loại phương tiện giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công, vận tải chuyên dùng; phương tiện thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

- Các công trình hạ tầng giao thông;

- Lĩnh vực khai thác vận tải;

- Lĩnh vực an toàn giao thông;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

đ) Bộ Xây dựng:

- Công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công sở;

- Vật liệu xây dựng;

- Kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.

e) Bộ Công nghiệp:

- An toàn kỹ thuật công nghiệp (an toàn các thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng, an toàn đối với thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp); an toàn điện trong quản lý, vận hành trang thiết bị điện; khai thác mỏ và dầu khí (trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác dầu khí trên biển);

- An toàn hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp và môi trường công nghiệp;

- An toàn trong sản xuất cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản, hoá chất (bao gồm cả hoá dược);

- An toàn công nghiệp tiêu dùng;

- An toàn công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác;

- Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp.

g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- An toàn lao động;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

- Yêu cầu về an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với đồ dùng, thiết bị kỹ thuật trong các cơ sở dạy nghề;

- An toàn đối với các công trình vui chơi công cộng;

- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội.

h) Bộ Bưu chính, Viễn thông:

- Mạng lưới, công trình, sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin;

- Tần số vô tuyến điện và thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện;

- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

i) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chất lượng môi trường xung quanh; quan trắc môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải và quản lý môi trường;

- Khảo sát, điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên, khoáng sản, đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên khoáng sản;

- Đo đạc bản đồ;

- Khí tượng thuỷ văn;

- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

k) Bộ Thương mại:

- Dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại;

- Thương mại điện tử.

l) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Đồ dùng dạy học, thiết bị kỹ thuật dùng trong trường học;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

m) Bộ Tài chính:

- Dịch vụ tài chính (bảo hiểm, kiểm toán, thuế, hải quan...);

- Lĩnh vực dự trữ quốc gia.

n) Bộ Văn hoá - Thông tin:

- Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá: bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh; thăm dò, khai quật khảo cổ; quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước; đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

- Xuất bản phẩm và sản phẩm báo chí;

- Vật liệu cho các loại sản phẩm điện ảnh;

- Mỹ thuật, nhiếp ảnh, quảng cáo, in ấn;

- Dịch vụ trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, giải trí.

o) Bộ Nội vụ:

Văn thư, lưu trữ.

p) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- In, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;

- Dịch vụ  trong lĩnh vực ngân hàng.

q) Ủy ban Thể dục Thể thao:

- Công trình thể thao;

- Trang thiết bị luyện tập, thi đấu;

- Dịch vụ trong lĩnh vực thể dục thể thao.

r) Bộ Quốc phòng:

- Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia;

- An toàn, an ninh trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.

s) Bộ Công an:

- Phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng Công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia;

- Dịch vụ trong lĩnh vực an ninh.

t) Bộ Khoa học và Công nghệ:

- An toàn bức xạ, hạt nhân, nguồn phóng xạ;

- Đo lường, kiểm tra, thử nghiệm, công nhận, chứng nhận;

- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và các đối tượng khác (trừ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s khoản 1 Điều này);

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của các cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về lĩnh vực được phân công xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc xuất hiện các lĩnh vực mới, các trường hợp ngoại lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường của mình.

2. Việc thông báo tiêu chuẩn áp dụng được thực hiện thông qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói sản phẩm, hàng hoá, hoặc trong các tài liệu giao dịch, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường  và các hình thức thích hợp khác.

Điều 25. Thanh tra trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

1. Thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành thực hiện chức năng thanh tra trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 23 Nghị định này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Nghị định số 87/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

 
Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.

2. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành tự nguyện áp dụng ban hành  trước thời điểm có hiệu lực của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chưa được chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia được tiếp tục sử dụng đến thời hạn chuyển đổi quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

3. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng ban hành trước thời điểm có hiệu lực của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chưa được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được giữ nguyên hiệu lực đến thời hạn có hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được chuyển đổi theo quy định tại Điều 11,  Điều 12 Nghị định này.

4. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng ban hành trước thời điểm có hiệu lực của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt trước ngày Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực vẫn tiếp tục còn hiệu lực cho các dự án đó nếu các quy định của các văn bản này không ảnh hưởng đến chất lượng của dự án.

Điều 27. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

 

2. Các Bộ tr­ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG 

Nơi nhận:                                                                         

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh,                                                                          Đã ký

  thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;                       

- Văn phòng Quốc hội;                                                                          Nguyễn Tấn Dũng

- Toà án nhân dân tối cao;                                                                

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;                                              

- VPCP: BTCN, các PCN,

  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KG (5b). A.   

 

 

Luật Tiêu chuẩn 2006

LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

 

Ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam  khoá XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (hoạt động tiêu chuẩn hoá) trở thành một bộ phận không thể tách rời của hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại; thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.

Hơn 40 năm qua, hoạt động tiêu chuẩn hóa ở nước ta đã có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Với một hệ thống gần 8.000 tiêu chuẩn nhà nước luôn được cải tiến và đổi mới cho phù hợp với thực tiễn [1], hơn 3.000 tiêu chuẩn ngành và hàng chục nghìn tiêu chuẩn cơ sở, hệ thống này đã trở thành công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ và đưa hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nói chung đi vào nền nếp. Trong gần 10 năm qua, bản thân hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hóa cũng được đổi mới một bước về nội dung và phương thức hoạt động nhằm theo kịp với các chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập.

Tuy nhiên, những đổi mới bước đầu đó vẫn chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của một nền kinh tế đang chuyển đổi, trong bối cảnh toàn cầu hoá và gia tăng các liên kết khu vực, quốc tế. Hoạt động tiêu chuẩn hoá ở nước ta và hệ thống các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này đang tỏ ra lạc hậu, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển. Có thể nêu một số điểm bất cập cần khắc phục như sau:

- Các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn chưa được pháp điển hoá trong một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, mà nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa tương thích với thông lệ quốc tế và kém hài hoà với hệ thống tiêu chuẩn của các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới[2]. 

- Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá chưa phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức tiếp cận từ trên xuống vốn là đặc thù của nền kinh tế tập trung. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước mà chưa thu hút được sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp. Chưa có cơ chế xã hội hoá hoạt động xây dựng tiêu chuẩn để huy động được các nguồn lực xã hội.

- Hệ thống tiêu chuẩn 3 cấp hiện hành (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở)[3] mà không có hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình áp dụng. Thực chất, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành là như nhau về đối tượng, phạm vi áp dụng và cấp thẩm quyền ban hành; điều này dẫn tới sự chồng chéo, thiếu nhất quán về đối tượng và nội dung tiêu chuẩn hóa, không bảo đảm được các yêu cầu về nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều tiêu chuẩn lạc hậu so với thực tiễn, mức độ hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế còn thấp[4].

2. Thực tiễn phát triển đòi hỏi phải có các thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong hoạt động tiêu chuẩn hóa, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong nước, khơi thông và phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại song phương và đa phương với các nước trong tiến trình hội nhập.

Đặc biệt, trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế để phát triển và hội nhập, Nhà nước không thể quản lý, bao quát được chất lượng của hàng triệu mặt hàng với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú mà cần sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của các doanh nghiệp. Một mặt, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải được tham gia vào quá trình xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của mình, mặt khác, Nhà nước phải đổi mới tư duy quản lý về tiêu chuẩn hoá cũng như phương pháp tiếp cận về quản lý chất lượng thì mới theo kịp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn. 

Với tinh thần đó, việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đổi mới toàn diện và thống nhất điều chỉnh hoạt động tiêu chuẩn hoá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT/WTO), bảo vệ được lợi ích quốc gia và lợi ích của các doanh nghiệp trong nước trước sức ép của cạnh tranh toàn cầu và tự do hoá thương mại, đồng thời, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam phục vụ cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được soạn thảo theo tinh thần quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản sau đây:

- Thể chế hoá kịp thời các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển hoạt động tiêu chuẩn hoá phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động tiêu chuẩn hóa theo hướng thống nhất đầu mối quản lý, giản lược các cấp tiêu chuẩn, áp dụng linh hoạt chế độ tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng,... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tạo bước tiến rõ rệt về năng suất, chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ trong nước, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

- Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tiêu chuẩn hóa. Kế thừa các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn hóa đã được thực tiễn kiểm nghiệm và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước để vận dụng phù hợp với tình hình Việt Nam.

2. Mục tiêu cơ bản của Luật

- Điều chỉnh việc xây dựng, công bố, áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Đổi mới toàn diện hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình thông qua nguyên tắc tự nguyện áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và chủ động công bố hợp chuẩn; cơ chế bắt buộc áp dụng chỉ thực hiện với hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ, ngành, địa phương ban hành trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Nhà nước không phân biệt đối xử, không cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa.

- Đơn giản hóa hệ thống tiêu chuẩn thành hai cấp gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở, đồng thời, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng cũng gồm hai cấp là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Hệ thống này sẽ thay thế và giải quyết được các mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống tiêu chuẩn 3 cấp (quốc gia - ngành - cơ sở) như hiện nay. Lộ trình chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.

-Thống nhất về một đầu mối đối với thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia và cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn để giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Giao cho các Bộ (cơ quan ngang Bộ) quản lý chuyên ngành về thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Như vậy, vai trò quản lý của các Bộ thể hiện ở việc xây dựng và phê duyệt các tiêu chuẩn quốc gia cũng như xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hiệu quả quản lý nhà nước ở từng lĩnh vực chuyên ngành phụ thuộc vào việc thực hiện thẩm quyền này. Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật gắn với trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan này đối với các lĩnh vực chuyên ngành được phân công.

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Cấu trúc của Luật:

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật gồm 7 chương, 71 điều.

Chương I. Những quy định chung (gồm 9 điều, từ Điều 1 đến Điều 9);

Chương II. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn (gồm 16 điều, từ Điều 10 đến Điều 25);

Chương III. Xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật (gồm 14 điều, từ Điều 26 đến Điều 39);

Chương IV. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (gồm 5 mục, 18 điều, từ Điều 40 đến Điều 57);

Chương V. Trách nhiệm của cá cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (gồm 6 điều, từ Điều 58 đến Điều 63);

Chương VI. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (gồm 5 điều, từ Điều 64 đến Điều 68);

Chương VII. Điều khoản thi hành (gồm 3 điều, từ Điều 69 đến Điều 71).

2. Nội dung cơ bản của Luật

Chương I. Những quy định chung

Chương này quy định những vấn đề có tính nguyên tắc chung, chi phối toàn bộ nội dung của Luật, bao gồm: phạm vi và đối tượng điều chỉnh; giải thích từ ngữ; áp dụng pháp luật; đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.

Những đối tượng trên khi có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của Luật này; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường; các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội. Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (Điều 5).

Để đảm bảo hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, Điều 9 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:

- Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.

- Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

- Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Chương II. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn.

Chương này quy định hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn; trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn; loại tiêu chuẩn; căn cứ xây dựng tiêu chuẩn; quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; quyền của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở; xuất bản và phát hành tiêu chuẩn; thông báo, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia; nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn; phương thức áp dụng tiêu chuẩn; nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn.

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

- Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

- Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

Hệ thống tiêu chuẩn được đơn giản hoá chỉ còn 2 cấp quốc gia và cơ sở. Hệ thống này sẽ thay thế và giải quyết được các mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống tiêu chuẩn 3 cấp (quốc gia – ngành – cơ sở) tồn tại từ trước tới nay. Lộ trình chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.

Thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia và cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn được thống nhất về một đầu mối là Bộ Khoa học và Công nghệ để giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể như sau:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: tổ chức kinh tế; cơ quan nhà nước;  đơn vị sự nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Điều 11).

Điều 12 quy định các loại tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn cơ bản; tiêu chuẩn thuật ngữ; tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; tiêu chuẩn phương pháp thử; tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau:

- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

- Kinh nghiệm thực tiễn;

- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định (Điều 13).

Điều 21 của Luật quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức trong việc xuất bản và phát hành tiêu chuẩn :

- Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia.

- Cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về tiêu chuẩn thực hiện việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của tổ chức đó.

Việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực mà Việt Nam không là thành viên và tiêu chuẩn nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức ban hành tiêu chuẩn đó.

- Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thông báo công khai việc công bố tiêu chuẩn quốc gia và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định; chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia; định kỳ hàng năm phát hành danh mục tiêu chuẩn quốc gia (Điều 22).

Điều 23 quy định rõ tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp (Điều 24).

Chương III. Xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật.

Chương này quy định về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật; trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật; loại quy chuẩn kỹ thuật; quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật; nội dung thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật; rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật; thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật; trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; nguyên tắc, phương thức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

Thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được giao cho các bộ (cơ quan ngang bộ) quản lý chuyên ngành. Luật cũng cho phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong một số trường hợp đặc biệt. Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật gắn với trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngànhy, địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan này đối với các lĩnh vực chuyên ngành được phân công. Điều 27 quy định về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:

- Đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;

+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

- Đối với quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm các loại sau: quy chuẩn kỹ thuật chung; quy chuẩn kỹ thuật an toàn; quy chuẩn kỹ thuật môi trường; quy chuẩn kỹ thuật quá trình; quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ (Điều 28).

Điều 36 quy định về trách nhiệm thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể :

- Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm thông báo công khai việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định; tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; gửi văn bản quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký; xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.

- Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành định kỳ hằng năm danh mục quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 38 của Luật quy định quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc và được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Chương IV. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chương này quy định về yêu cầu cơ bản đối với đánh giá sự phù hợp; hình thức đánh giá sự phù hợp; yêu cầu đối với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp; dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy; chứng nhận hợp chuẩn; công bố hợp chuẩn; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn; chứng nhận hợp quy; công bố hợp  quy; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy; các tổ chức chứng nhận phù hợp; điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận phù hợp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức chứng nhận sự phù hợp; hoạt động công nhận; tổ chức công nhận; quyền và nghĩa vụ của tổ chức công nhận; quyền và nghĩa vụ của tổ chức được công nhận; thoả thuận thừa nhận lẫn nhau.

Mục 1. Quy định chung về đánh giá sự phù hợp:

Điều 40 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định yêu cầu cơ bản đối với đánh giá sự phù hợp gồm:

- Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho các bên có liên quan về trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp;

- Bảo mật thông tin, số liệu của tổ chức được đánh giá sự phù hợp;

- Không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.

- Trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp phải hài hoà với quy định của tổ chức quốc tế có liên quan.

Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp phải quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý cụ thể có thể đánh giá được bằng các phương pháp và phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài (Điều 42).

Mục 2. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn:

Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

Theo quy định của Điều 44, chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật; Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật.

Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có quyền và nghĩa vụ sau:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các quyền: lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp; được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn; sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn; khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp chuẩn, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp chuẩn.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các nghĩa vụ: bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn; thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp chuẩn; thông báo cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp khi có sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn; trả chi phí cho việc chứng nhận hợp chuẩn (Điều 46).

Mục 3. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật:

 Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Điều 47 quy định: chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 của Luật chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành trên cơ sở xem xét, lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy (Điều 49):

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền: lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật; được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp quy; sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp quy, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp quy.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các nghĩa vụ: bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; cung cấp tài liệu chứng minh việc bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức chứng nhận sự phù hợp; tạm dừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trả chi phí cho việc chứng nhận hợp quy.

Mục 4. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp:

Theo quy định của Điều 50, các tổ chức chứng nhận sự phù hợp gồm: đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật; doanh nghiệp; chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam.

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có quyền cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật; giao quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy; thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy đã cấp.

Đồng thời, tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các nghĩa vụ: thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy theo lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận; bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận; bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận; giám sát đối tượng đã được chứng nhận nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng đã được chứng nhận với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy (Điều 52).

Mục 5. Công nhận, thừa nhận lẫn nhau:

Hoạt động công nhận được tiến hành đối với các tổ chức : phòng thử nghiệm; phòng hiệu chuẩn; tổ chức chứng nhận sự phù hợp; tổ chức giám định. Căn cứ để tiến hành hoạt động công nhận là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.

Hoạt động công nhận do tổ chức công nhận là đơn vị sự nghiệp khoa học thực hiện nhằm đánh giá, công nhận năng lực của các tổ chức nói trên.

Tổ chức được công nhận có quyền được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp về chứng nhận, thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định đã được công nhận phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước; khiếu nại về kết quả công nhận, vi phạm của tổ chức công nhận đối với cam kết thực hiện việc công nhận; tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật còn có các quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật.

Tổ chức được công nhận có các nghĩa vụ: bảo đảm bộ máy tổ chức và năng lực đã được công nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng; duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng; bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động đánh giá sự phù hợp; tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật; trả chi phí cho việc công nhận (Điều 56).

Điều 57 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định về thoả thuận thừa nhận lẫn nhau, cụ thể:

- Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau bao gồm: việc Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; việc tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam và tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức thực hiện các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau.

Chương V. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật Chương này quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và các hội, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

Chương VI. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật. Chương này quy định về thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; quyền khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

Chương VII. Điều khoản thi hành quy định về điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Việc ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động tiêu chuẩn và hoạt động quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một bước cơ bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; góp phần bảo đảm và thúc đẩy quá trình nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng ngành và của toàn bộ nền kinh tế, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Luật nhấn mạnh việc xã hội hoá hoạt động tiêu chuẩn thông qua sự tham gia rộng rãi của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hội, hiệp hội trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; đề cao vai trò trách nhiệm của các Bộ trong việc xây dựng, phê duyệt dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, cần đảm bảo sự thống nhất về kỹ thuật và nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn để giảm thiểu sự chồng chéo và nâng cao hiệu quả của hệ thống, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính và thông lệ quốc tế.

Với tinh thần đó, Luật quy định việc thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia sẽ tập trung cho một cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về tiêu chuẩn là Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính, yêu cầu kỹ thuật và quản lý bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,... nhằm đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn, sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác. Vai trò của các quy chuẩn kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng và trở thành trọng tâm của hoạt động thực thi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất, đời sống. Đây chính là công cụ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực, ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ, tính mạng con người; và đó cũng là biện pháp kỹ thuật để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trước những nguy cơ tiềm ẩn.

Do vậy, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công sẽ chủ động tổ chức xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là biện pháp quan trọng nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa các quy định này đi vào cuộc sống. Với tầm quan trọng của vấn đề này, Luật dành riêng một Chương (Chương IV) quy định cụ thể về đánh giá sự phù hợp. Theo đó, cơ chế này được thực hiện tự nguyện đối với tiêu chuẩn và bắt buộc áp dụng đối với quy chuẩn kỹ thuật.

Để sớm đưa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng vào cuộc sống, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần phải tiến hành một số công việc sau đây:

- Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; ban hành các văn bản cấp Bộ hướng dẫn việc xây dựng, công bố, áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp.

- Tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã ban hành để huỷ bỏ những tiêu chuẩn đã lạc hậu, sửa đổi, ban hành các tiêu chuẩn quốc gia mới phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; rà soát toàn bộ các tiêu chuẩn ngành để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia; tiến hành rà soát các quy trình, quy phạm, quy định kỹ thuật để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, trước hết là Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật trong ngành, trong các doanh nghiệp và đông đảo nhân dân./.

---------------------------------

 

 



[1] . Trong đó, hơn 5.600 TCVN hiện còn hiệu lực, 2.400 TCVN đã được rà soát và bãi bỏ do không còn phù hợp với thực tiễn.

[2] . Nguồn cơ bản của hoạt động tiêu chuẩn hoá là Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999, đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn phát triển trong nước và thông lệ quốc tế. Với gần 140 văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này bộc lộ rõ sự tản mạn, chồng chéo và thiếu đồng bộ.

[3] . Trong đó, Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn ngành có loại tự nguyện, có loại bắt buộc áp dụng.

[4] . Hiện chỉ có khoảng 24% tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chuẩn bánh răng - Gear Standards

 

Gears Standards

http://www.gearandrack.com/gear_information/gear_standards.html

 

Gears Standards

ISO Gear Standards

  • ISO 53:1974 - Cylindrical gears for general and heavy engineering - Basic rack
  • ISO 54:1977 - Cylindrical gears for general and heavy engineering - Modules and diametral pitches
  • ISO 677:1976 - Straight bevel gears for general and heavy engineering - Basic rack
  • ISO 678:1976 - Straight bevel gears for general and heavy engineering - Modules and diametral pitches
  • ISO 701:1976 - International gear notation - symbols for geometrical data
  • ISO 1122-1:1983 - Glossary of gear terms - Part 1: Geometrical definitions
  • ISO 1328-1 Cylindrical gears-ISO system of accuracy-Part 1
  • ISO 1328-2 Cylindrical gears-ISO system of accuracy-Part 2
  • ISO 1340:1976 - Cylindrical gears - Information to be given to the manufacturer by the purchaser in order to obtain the gear required
  • ISO 1341:1976 - Straight bevel gears - Information to be given to the manufacturer by the purchaser in order to obtain the gear required
  • ISO 2203:1973 - Technical drawings - Conventional representation of gears
  • ISO 2490:1975 - Single-start solid (monobloc) gear hobs with axial keyway, 1 to 20 module and 1 to 20 diametral pitch - Nominal dimensions
  • ISO/TR 4467:1982 - Addendum modification of the teeth of cylindrical gears for speed-reducing and speed increasing gear pairs
  • ISO 4468:1982 - Gear hobs - Single-start - Accuracy requirements
  • ISO 8579-1:1993 - Acceptance code for gears - Part 1: Determination of airborne sound power levels emitted by gear units
  • ISO 8579-2:1993 - Acceptance code for gears - Part 2: Determination of mechanical vibrations of gear units during acceptance testing
  • ISO/TR 10064-1:1992 - Cylindrical gears - Code of inspection practice - Part 1: Inspection of corresponding flanks of gear teeth

DIN Gear Standards


AGMA Standards & Information Sheets

AGMA 906-A94 - Gear Tooth Surface Texture with Functional Considerations

  • AGMA 908-B89 - Information Sheet - Geometry Factors for Determining the Pitting Resistance and Bending Strength of Spur, Helical and Herringbone Gear Teeth Part 1, Part 2
  • AGMA 909-A06 - Specifications for Molded Plastic Gears
  • AGMA 910-C90 - Formats for Fine-Pitch Gear Specification Data
  • AGMA 911-A94 - Design Guidelines for Aerospace Gearing
  • AGMA 912-A04 - Mechanisms of Gear Tooth Failure
  • AGMA 913-A98 - Method for Specifying the Geometry of Spur and Helical Gears
  • AGMA 914-B04 - Gear Sound Manual - Part I: Fundamentals of Sound as Related to Gears; Part II: Sources, Specifications and Levels of Gear Sound; Part III: Gear Noise Control
  • AGMA 915-1-A02 - Inspection Practices- Part 1: Cylindrical Gears - Tangential Measurements
  • AGMA 915-2-A05 - Inspection Practices - Part 2: Cylindrical Gears - Radial Measurements
  • AGMA 915-3-A99 - Inspection Practices - Gear Blanks, Shaft Center Distance and Parallelism
  • AGMA 917-B97 - Design Manual for Parallel Shaft Fine-Pitch Gearing
  • AGMA 918-A93 - A Summary of Numerical Examples Demonstrating the Procedures for Calculating Geometry Factors for Spur and Helical Gears
  • AGMA 920-A01 - Materials for Plastic Gears
  • AGMA 922-A96 - Load Classification and Service Factors for Flexible Couplings
  • AGMA 923-B05 - Metallurgical Specifications of Steel Gearing
  • AGMA 925-A03 - Effect of Lubrication on Gear Surface Distress
  • AGMA 926-C99 - Recommended Practice for Carburized Aerospace Gearing
  • AGMA 927-A01 - Load Distribution Factors - Analytical Methods for Cylindrical Gears
  • AGMA 929-A06 - Calculation of Bevel Gear Top Land and Guidance on Cutter Edge Radius
  • AGMA 930-A05 - Calculated Bending Load Capacity of Powder Metallurgy (P/M) External Spur Gears
  • AGMA 932-A05 - Rating the Pitting Resistance and Bending Strength of Hypoid Gears
  • AGMA 933-B03 - Basic Gear Geometry
  • AGMA 935-A05 - Recommendations Relative to the Evaluation of Radial Composite Gear Double Flank Testers
  • AGMA 938-A05 - Shot Peening of Gears
  • AGMA 939-A07 - Austempered Ductile Iron for Gears
  • AGMA 2015/915-1-A02 - Accuracy Classification System - Tangential Measurement Tolerance Tables for Cylindrical Gears
  • ANSI/GMA 1003-H07 - Tooth Proportions for Fine-Pitch Spur and Helical Gearing
  • ANSI/AGMA 1006-A97 - Tooth Proportions for Plastic Gears part 1, Part 2
  • ANSI/AGMA 1010-E95 - Appearance of Gear Teeth - Terminology of Wear and Failure
  • ANSI/AGMA 1012-G05 - Gear Nomenclature, Definitions of Terms with Symbols
  • ANSI/AGMA 1102-A03 - Tolerance Specification for Gear Hobs
  • ANSI/AGMA 1103-H07 - Tooth Proportions for Fine-Pitch Spur and Helical Gearing (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 1106-A97 - Tooth Proportions for Plastic Gears (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 2000-A88 - Gear Classification and Inspection Handbook
  • ANSI/AGMA 2001-D04 - Fundamental Rating Factors and Calculation Methods for Involute Spur and Helical Gear Teeth
  • ANSI/AGMA 2002-B88 - Tooth Thickness Specification and Measurement
  • ANSI/AGMA 2003-B97 - Rating the Pitting Resistance and Bending Strength of Generated Straight Bevel, ZEROL Bevel and Spiral Bevel Gear Teeth
  • ANSI/AGMA 2004-B89 - Gear Materials and Heat Treatment Manual
  • ANSI/AGMA 2004-C08 - Gear Materials and Heat Treatment Manual
  • ANSI/AGMA 2005-D03 - Design Manual for Bevel Gears
  • ANSI/AGMA 2007-C00 - Surface Temper Etch Inspection After Grinding [Same as New ISO 14104]
  • ANSI/AGMA 2008-C01 - Assembling Bevel Gears
  • ANSI/AGMA 2009-B01 - Bevel Gear Classification, Tolerances and Measuring Methods
  • ANSI/AGMA 2011-A98 - Cylindrical Worm gearing Tolerance and Inspection Methods
  • ANSI/AGMA 2015-1-A01 - Accuracy Classification System - Tangential Measurements for Cylindrical Gears
  • ANSI/AGMA 2015-2-A06 - Accuracy Classification System - Radial Measurements for Cylindrical Gears
  • ANSI/AGMA 2101-D04 - Fundamental Rating Factors and Calculation Methods for Involute Spur and Helical Gear Teeth (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 2111-A98 - Cylindrical Worm gearing Tolerance and Inspection Methods - Metric Edition
  • ANSI/AGMA 2116-A05 - Evaluation of Double Flank Testers for Radial Composite Measurement of Gears
  • ANSI/AGMA 6000-B96 - Specification for Measurement of Linear Vibration on Gear Units
  • ANSI/AGMA 6001-D97 - Design and Selection of Components for Enclosed Gear Drives
  • ANSI/AGMA 6002-B93 - Design Guide for Vehicle Spur and Helical Gears
  • ANSI/AGMA/AWEA 6006-A03 - Standard for Design and Specification of Gearboxes for Wind Turbines
  • ANSI/AGMA 6008-A98 - Specifications for Powder Metallurgy Gears
  • ANSI/AGMA 6011-I03 - Specification for High Speed Helical Gear Units
  • ANSI/AGMA 6013-A06 - Standard for Industrial Enclosed Gear Drives
  • ANSI/AGMA 6014-A06 - Gear Power Rating for Cylindrical Shell and Trunnion Supported Equipment
  • ANSI/AGMA 6022-C93 - Design Manual for Cylindrical Wormgearing
  • ANSI/AGMA 6025-D98 - Sound for Enclosed Helical, Herringbone and Spiral Bevel Gear Drives
  • ANSI/AGMA 6032-A94 - Standard for Marine Gear Units: Rating
  • ANSI/AGMA 6033-B98 - Materials for Marine Propulsion Gearing
  • ANSI/AGMA 6034-B92 - Practice for Enclosed Cylindrical Wormgear Speed Reducers and Gearmotors
  • ANSI/AGMA 6035-A02 - Design, Rating and Application of Industrial Globoidal Wormgearing
  • ANSI/AGMA 6113-A06 - Standard for Industrial Enclosed Gear Drives (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 6114-A06 - Gear Power Rating for Cylindrical Shell and Trunnion Supported Equipment (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 6123-B06 - Design Manual for Enclosed Epicyclic Gear Drives
  • ANSI/AGMA 6133-B98 - Materials for Marine Propulsion Gearing (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 6135-A02 - Design, Rating and Application of Industrial Globoidal Wormgearing (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 9000-C90 - Flexible Couplings - Potential Unbalance Classification
  • ANSI/AGMA 9001-B97 - Flexible Couplings - Lubrication
  • ANSI/AGMA 9002-B04 - Bores and Keyways for Flexible Couplings (Inch Series)
  • ANSI/AGMA 9003-B08 - Flexible Couplings - Keyless Fits
  • ANSI/AGMA 9004-B08 - Flexible Couplings - Mass Elastic Properties and Other Characteristics
  • ANSI/AGMA 9005-E02 - Industrial Gear Lubrication
  • ANSI/AGMA 9008-B00 - Flexible Couplings - Gear Type - Flange Dimensions, Inch Series
  • ANSI/AGMA 9009-D02 - Flexible Couplings - Nomenclature for Flexible Couplings
  • ANSI/AGMA 9103-B08 - Flexible Couplings - Keyless Fits (Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 9104-A06 - Flexible Couplings - Mass Elastic Properties and Other Characteristics ( Metric Edition)
  • ANSI/AGMA 9112-A04 - Bores and Keyways for Flexible Couplings (Metric Series)
  • AGMA ISO 10064-5-A06 - Code of Inspection Practice - Part 5: Recommendations Relative to Evaluation of Gear Measuring Instruments
  • AGMA ISO 14179-1 - Gear Reducers - Thermal Capacity Based on ISO/TR 14179-1
  • ANSI/AGMA ISO 17485-A08 - Bevel Gears - ISO System of Accuracy - Tolerance Tables (Supplemental)
  • ANSI/AGMA ISO 18653-A06 - Gears Evaluation of Instruments for the Measurement of Individual Gears

JIS Gear Standards

  • B 0003 1989 - Drawing office practice for gears
  • B 0102 1988 - Glossary of gear terms
  • B 1701 1973 - Involute gear tooth profile and dimensions
  • B 1702 1976 - Accuracy for spur and helical gears
  • B 1703 1976 - Backlash for spur and helical gears
  • B 1704 1978 - Accuracy for bevel gears
  • B 1705 1973 - Backlash for bevel gears
  • B 1721 1973 - Shapes and dimensions of spur gears for general engineering
  • B 1722 1974 - Shape and dimensions of helical gears for general use
  • B 1723 1977 - Dimensions of cylindrical worm gears
  • B 1741 1977 - Tooth contact marking of gears
  • B 1751 1976 - Master cylindrical gears
  • B 1752 1989 - Methods of measurement of spur and helical gears
  • B 1753 1976 - Measuring method of noise of gears
  • B 4350 1991 - Gear cutter tooth profile and dimensions
  • B 4351 1985 - Straight bevel gear generating cutters
  • B 4354 1988 - Single thread hobs
  • B 4355 1988 - Single thread fine pitch hobs
  • B 4356 1985 - Pinion type cutters
  • B 4357 1988 - Rotary gear shaving cutters
  • B 4358 1991 - Rack type cutters

JGMA Gear StandardsJapanese Gear manufacturers Association

  • JGMA 151-01 1973 - Geometry of cost gear and welding frame gear 
  • JGMA114-02 1983 - Parallelism of the axes for spur and helical gears 
  • JGMA113-02 1984 - Center distance tolerances for spur and helical gears 
  • JGMA113-02A 1985 - Center distance tolerances for fine-pitch spur and helical gears 
  • JGMA 114-02A 1985 - Parallelism of axes for fine-pitch spur and helical gears  
  • JGMA 001-01 1986 - Abbreviations in gear terminology  
  • JGMA 511-01 1986 - Cylindrical gears - information to be given to the manufacturer by the purchaser in order to obtain the gear reducer 
  • JGMA 521-01 1986 - Straight bevel gears-information to be given to the manufacturer by the purchaser in order to obtain the gear reducer 
  • JGMA 401-01 1974 - Calculation of bending strength for spur and helical gears
  • JGMA 403-01 1976 - Calculation of bending strength for bevel gears
  • JGMA 404-01 1977 - Calculation of surface durability (pitting resistance) for bevel gears
  • JGMA 405-01 1978 - Calculation of strength for cylindrical worm gear
  • JGMA 611-01  1987 - Addendum modification of the teeth of cylindrical gear
  • JGMA 6101-02 2007 - Calculation of bending strength for spur and helical gears
  • JGMA 6102-02 2009 - Calculation of surface durability (pitting resistance) for spur and helical gears
  • JGMA 7001-01 1990 - Terms of gear tooth failure modes
  • JGMA 8002-01 1991 - Information for testing of gear units :Determination of gear unit mechanical vibration 
  • JGMA 2001-01 1993 - Characteristics and accuracy of gear units for motion control
  • JGMA 4101-01 1994 - Testing Method for load - capacity of cylindrical gears
  • JGMA 4102-01 1995 - Criteria and evaluation procedures for load-capacity test results of cylindrical gears
  • JGMA 3101-01 1996 - Estimation of cutting times for cylindrical gears
  • JGMA 3102-01 1997 - Estimation of tooth surface finishing times for cylindrical gears
  • JGMA 3001-01 1998 - Standard of deburring and nicks proof 
  • JGMA 1001-01 1999 - Reference value of gear tooth surface roughness and measuring method
  • JGMA 1101-01 2000 - Center distance tolerances for spur and helical gears (In conformity and ISO) 
  • JGMA 1102-01 2000 - Parallelism of axes for spur and helical gears (In conformity and ISO) 
  • JGMA/TR0001 2000 - Comparative tables for gear accuracies of the new and JIS standard
  • JGMA/TR0002 2000 - Simplified calculation of load capacity of spur and helical gears
  • JGMA/TR0003 2001 - Simplified calculation of load capacity of bevel gears
  • JGMA 1002-01 2003 - Tooth contact pattern of gears
  • JGMA 1103-01 2003 - Gear accuracy - Backlash and tooth thickness for spur and helical gears


FRANCE Gear Standards

  • NF E 23-001 1972 - Glossary of gears (similar to ISO 1122)
  • NF E 23-002 1972 - Glossary of worm gears
  • NF E 23-005 1965 - Gearing - Symbols (similar to ISO 701)
  • NF E 23-006 1967 - Tolerances for spur gears with involute teeth (similar to ISO 1328)
  • NF E 23-011 1972 - Cylindrical gears for general and heavy engineering - Basic rack and modules (similar to ISO 467 and ISO 53)
  • NF E 23-012 1972 - Cylindrical gears - Information to be given to the manufacturer by the producer
  • NF L 32-611 1955 - Calculating spur gears to NF L 32-610

AUSTRALIA Gear Standards

  • AS B 62 1965 - Bevel gears
  • AS B 66 1969 - Worm gears (inch series)
  • AS B 214 1966 - Geometrical dimensions for worm gears - Units
  • AS B 217 1966 - Glossary for gearing
  • AS 1637 - International gear notation symbols for geometric data (similar to ISO 701)


ITALY Gear standards

  • UNI 3521 1954 - Gearing - Module series
  • UNI 3522 1954 - Gearing - Basic rack
  • UNI 4430 1960 - Spur gear - Order information for straight and bevel gear
  • UNI 4760 1961 - Gearing - Glossary and geometrical definitions
  • UNI 6586 1969 - Modules and diametral pitches of cylindrical and straight bevel gears for general and heavy engineering (corresponds to ISO 54 and 678)
  • UNI 6587 1969 - Basic rack of cylindrical gears for standard engineering (corresponds to ISO 53)
  • UNI 6588 1969 - Basic rack of straight bevel gears for general and heavy engineering (corresponds to ISO 677)
  • UNI 6773 1970 - International gear notation - Symbols for geometrical data (corresponds to ISO 701)


UNITED KINGDOM Gear Standards - BSI (British Standards Institute)

  • BS 235 1972 - Specification of gears for electric traction
  • BS 436 Pt 1 1987 - Spur and helical gears - Basic rack form, pitches and accuracy (diametral pitch series)
  • BS 436 Pt 2 1984 - Spur and helical gears - Basic rack form, modules and accuracy (1 to 50 metric module)
  • BS 436 Pt 3 1986 - (Parts 1 & 2 related but not equivalent with ISO 53, 54, 1328, 1340 & 1341) Spur gear and helical gears - Method for calculation of contact and root bending stresses, limitations for metallic involute gears (Related but not equivalent with ISO / DIS 6336 / 1, 2 & 3)
  • BS 721 Pt 1 1984 - Specification for worm gearing - Imperial units
  • BS 721 Pt 2 1983 - Specification for worm gearing - Metric units
  • BS 978 Pt 1 1984 - Specification for fine pitch gears - Involute spur and helical gears
    BS 978 Pt 2 1984 - Specification for fine pitch gears - Cycloidal type gears
  • BS 978 Pt 3 1984 - Specification for fine pitch gears - Bevel gears
  • BS 978 Pt 4 1965 - Specification for fine pitch gears - Hobs and cutters
  • BS 1807 1981 - Specification for marine propulsion gears and similar drives: metric module
  • BS 2007 1983 - Specification for circular gear shaving cutters, 1 to 8 metric module, accuracy requirements
  • BS 2062 Pt 1 1985 - Specification for gear hobs - Hobs for general purpose: 1 to 20 d.p., inclusive
  • BS 2062 Pt 2 1985 - Specification for gear hobs - Hobs for gears for turbine reduction and similar drives
  • BS 2518 Pt 1 1983 - Specification for rotary form relieved gear cutters - Diametral pitch
  • BS 2518 Pt 2 1983 - Specification for rotary relieved gear cutters - Metric module
  • BS 2519 Pt 1 1976 - Glossary for gears - Geometrical definitions
  • BS 2519 Pt 2 1976 - Glossary for gears - Notation (symbols for geometrical data for use in gear rotation)
  • BS 2697 1976 - Specification for rack type gear cutters
  • BS 3027 1968 - Specification for dimensions of worm gear units
  • BS 3696 Pt 1 1984 - Specification for master gears - Spur and helical gears (metric module)
  • BS 4517 1984 - Dimensions of spur and helical geared motor units (metric series)
  • BS 4582 Pt 1 1984 - Fine pitch gears (metric module) - Involute spur and helical gears
  • BS 4582 Pt 2 1986 - Fine pitch gears (metric module) - Hobs and cutters
  • BS 5221 1987 - Specifications for general purpose, metric module gear hobs
  • BS 5246 1984 - Specifications for pinion type cutters for spur gears - 1 to 8 metric module
  • BS 6168 1987 - Specification for nonmetallic spur gears

 

GOST - Tiêu chuẩn nhà nước Nga

GOST (Russian: ГОСТ) refers to a set of technical standards maintained by the Euro-Asian Council for Standardization, Metrology and Certification (EASC), a regional standards organization operating under the auspices of the Commonwealth of Independent States (CIS).

All sorts of regulated standards are included, with examples ranging from charting rules for design documentation to recipes and nutritional facts of Soviet-era brand names (which have now become generic, but may only be sold under the label if the technical standard is followed, or renamed if they are reformulated).

History

GOST standards were originally developed by the government of the Soviet UNI0N as part of its national standardization strategy. The word GOST (Russian: ГОСТ) is an acronym for gosudarstvennyy standart (Russian:государственный стандарт), which means state standard.

The history of national standards in the USSR can be traced back to 1925, when a government agency, later named Gosstandart, was established and put in charge of writing, updating, publishing, and disseminating the standards. After World War II, the national standardization program went through a major transformation.[citation needed] The first GOST standard, GOST 1 State Standardization System, was published in 1968.

The present

After the disintegration of the USSR, the GOST standards acquired a new status of the regional standards. They are now administered by the Euro-Asian Council for Standardization, Metrology and Certification (EASC), a standards organization chartered by the Commonwealth of Independent States.

At present, the collection of GOST standards includes over 20,000 titles used extensively in conformity assessment activities in 12 countries. Serving as the regulatory basis for government and private-sector certification programs throughout the Commonwealth of Independent States (CIS), the GOST standards cover energy, oil and gas, environmental protection, construction, transportation, telecommunications, mining, food processing, and other industries.

The following countries have adopted GOST standards in addition to their own, nationally developed standards: Russia, Belarus, Ukraine, Moldova, Kazakhstan, Azerbaijan, Armenia, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan, Georgia, and Turkmenistan.

Because GOST standards are adopted by Russia, the largest and most influential member of the CIS, it is a common misconception to think of GOST standards as the national standards of Russia. They are not. Since the EASC, the organization responsible for the development and maintenance of the GOST standards, is recognized by ISO as a regional standards organization, the GOST standards are classified as the regional standards. The national standards of Russia are the GOST R standards.

GOST standards and technical specifications

The abbreviation GOST (rus) (SUST) (eng) stands for the State UNI0N Standard. From its name we learn that most of the GOST standards of the Russian Federation came from the Soviet UNI0N period. Creation and promotion of the UNI0N Standards began in 1918 after introduction of the international systems of weights and measures.

The first body for standardization was created by the Council of Labor and Defense in 1925 and was named the Committee for Standardization. Its main objective was development and introduction of the UNI0N standards OST standards. The first OST standards gave the requirements for iron and ferrous metals, selected sorts of wheat, and a number of consumer goods.

Until 1940 Narcomats (People's Commissariats) had approved the standards. But in that year the UNI0N Standardization Committee was founded and the standardization was redirected to creation of OST standards.

In 1968 the state system of standardization (SSS) as the first in the world practice. It included creation and development of the following standards:

  • GOST – State Standard of the Soviet UNI0N;
  • RST— Republican standard;
  • IST — Industrial Standard;
  • STE — Standard of an Enterprise.

The level of technical development as well as the need for development and introduction of informational calculating systems and many other factors lead to creating complexes of standards and a number of large general technical standard systems. They are named inter-industrial standards. Within the state standard system they have their own indexes and the SSS has index 1. Nowadays the following standard systems (GOST standards) are valid:

  • USCD — The Uniform System of Constructor Documentation (index 2);
  • USTD — The Uniform System of Technological Documentation (3);
  • SIBD — The System of Information-Bibliographical Documentation (7);
  • SSM - The State System of Providing the Uniformity of Measuring(8);
  • SSLS— The System of Standards of Labor Safety(12);
  • USPD — The Uniform System of Program Documentation (19);
  • SSERTE — The System of Standards of Ergonomic Requirements and Technical Esthetic (29).

The USCD and USTD systems take special place among other inter-industrial systems. They are interrelated and they formulate requirements for general technical documentation in all industries of economy.

The task of harmonization of Russia's standards and the GOST standards was set in 1990 by the Soviet Council of Ministers at the beginning of the transit to market economy. At that time they formulated a direction that obeying the GOST standards may be obligatory or recommendable. The obligatory requirements are the ones that deal with safety, conformity of products, ecological friendliness and inter-changeability. The Act of the USSR Government permitted applying of national standards existing in other countries, international requirements if they meet the requirements of the people's economy.

During the past years a large number of GOST standards were developed and approved. Nowadays there is a process of their revision so that they conform international standard requirements. As the base is the system of international standards ISO, in Russia they created series of Russian standards such as GOST ISO 9001 or GOST ISO 14001, which absorbed the best developments of the world community but they also consider the Russia's specific.

 

Справочные данные по деталям машин


Как известно, при решении большинства задач по проектированию машин и элементов машин использование табличных и справочных данных является необходимым. В данном разделе собраны и приведены справочные данные, позволяющие значительно облегчить самостоятельную работу студентов при выполнении курсовой работы по деталям машин.

   

Tiêu chuẩn bản vẽ theo GOST

Наименование

Механические свойства материалов

1

Глубина азотирования

2

Механические свойства конструкционных сталей

3

Механические свойства коррозионностойких, жаропрочных и жаростойких сталей. ГОСТ 5949-75

4

Основные свойства и область применения индустриальных масел ГОСТ 20799-88

5

Перевод чисел твердости HRC шкалы С Роквелла в числа твердости HRCэ шкалы СЭ Роквелла, воспроизводимой государственным специальным эталоном

6

Примерное назначение сталей

7

Свойства и назначение некоторых смазок

8

Сравнительная таблица твердости металлов и сплавов

9

Уплотнительные материалы

10

Числа твердости HRCЭ и НВ для некоторых деталей и инструментов

Сортамент прокатных сталей

11

Балки двутавровые ГОСТ 8239-89

12

Неравнополочные уголки ГОСТ 8510-86

13

Равнополочные уголки ГОСТ 8509-93

14

Швеллеры ГОСТ 8240-89

15

Профиль деталей, примыкающих к двутавровым балкам ГОСТ 8239-89

16

Профили деталей, примыкающих к стальным горячекатаным равнополочным уголкам ГОСТ 8509-93

17

Профили деталей, примыкающих к стальным горячекатаным неравнополочным уголкам ГОСТ 8510-86

18

Профиль деталей, примыкающих к швеллерам ГОСТ 8240-89

Трубы

19

Трубы бесшовные горячедеформированные из коррозионно-стойкой стали. Диаметры и толщины стенок горячедеформированных труб ГОСТ 9940-81

20

Трубы бесшовные горячекатаные из сплавов на основе титана. Диаметры и толщины стенок труб ГОСТ 21945-76

21

Трубы бесшовные холодно- и теплодеформированные из коррозионно-стойкой стали. Диаметры и толщины стенок холоднокатаных, холоднотянутых и теплокатаных труб ГОСТ 9941-81

22

Трубы бронзовые прессованные. Диаметры и толщины стенок труб ГОСТ 1208-73

23

Трубы катаные и тянутые из алюминия и алюминиевых сплавов. Диаметры и толщины стенок труб ГОСТ 18475-73

24

Трубы латунные ГОСТ 494-76

25

Трубы медные. Диаметры и толщины стенок тянутых и холоднокатаных труб ГОСТ 617-72

26

Трубы напорные из полиэтилена. Типы труб из полиэтилена ГОСТ 18599-73

27

Трубы прессованные из алюминия и алюминиевых сплавов. Диаметры и толщины стенок труб ГОСТ 18482-73

28

Трубы стальные бесшовные горячекатаные. Диаметры и толщины стенок труб ГОСТ 8732-78

29

Трубы стальные бесшовные холоднодеформированные. Диаметры и толщины стенок труб ГОСТ 8734-75

30

Трубы стальные неоцинкованные и оцинкованные стальные сварные водогазопроводные ГОСТ 3262-75

31

Трубы из титанового сплава ВТ1-0 ОСТ 1 90050-72

32

Трубы из титанового сплава ОТ4 и ОТ4-1 ОСТ 1 90050-72

33

Трубы из титанового сплава марок ОТ4 и ОТ4-1 ТУ-1-5-348-75

34

Трубки резиновые технические. Типы резиновых трубок и их назначение ГОСТ 5496-67

35

Диаметры и толщины стенок труб из полиэтилена

36

Изменение размеров труб в осевом направлении после прогрева патрубка в течение 1 ч

37

Механические свойства медных труб

38

Механические свойства металла труб из сплавов на основе титана

39

Механические свойства прессованных труб из алюминия и алюминиевых сплавов

40

Механические свойства труб

41

Механические свойства труб из коррозионно-стойких сталей

42

Механические свойства тянутых и холоднокатаных латунных труб

43

Механические свойства бронзовых прессованных труб

44

Механические свойства катаных и тянутых труб из алюминия и алюминиевых сплавов

45

Предельные отклонения бесшовных горячедеформированных труб

46

Предельные отклонения размеров стальных бесшовных холоднодеформированных труб

47

Предельные отклонения толщины стенки труб из полиэтилена высокой и низкой плотности

48

Предельные отклонения труб

49

Предельные отклонения размеров труб из сплавов на основе титана

50

Размеры резиновых трубок

51

Условия испытаний гидростатическим давлением

Допуски и отклонения

52

Допуски для размеров до 500 мм (ГОСТ 25346-82)

53

Допуски на угловые размеры (ГОСТ 8908-81)

54

Входные фаски деталей с неподвижными посадками. Номинальные размеры, мм

55

Высота неровностей профиля по 10 точкам Rz и наибольшая высота неровностей профиля Rmax, мкм

56

Допуски цилиндричности, круглости, профиля продольного сечения (ГОСТ 24643-81)

57

Допуски плоскостности и прямолинейности (ГОСТ 24643-81)

58

Допуски параллельности, перпендикулярности, наклона, торцового биения и полного торцового биения (ГОСТ 24643-81)

59

Допуски на радиальное биение и полное радиальное биение. Допуски соосности, симметричности и пересечения осей в диаметральном выражении (ГОСТ 24643-81)

60

Значение параметров шероховатости поверхности изделий в зависимости от их назначения, мкм. Наибольшие значения параметров шероховатости для полей допусков квалитетов 6-9, 11, 12, 14

61

Нормальные углы ГОСТ 8908-81

62

Отверстия центровые с углом конуса 60о (ГОСТ 14034-74). Номинальные размеры, мм

63

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на внутришлифовальных горизонтальных станках

64

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на горизонтально-расточные станках

65

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на долбежных и строгальных станках

66

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на координатно-расточных станках

67

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на круглошлифовалъных станках

68

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на плоскошлифовальных станках

69

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на токарных и токарно-карусельных станках

70

Отклонения размеров, формы взаимного расположения поверхностей деталей, получаемые после чистовой обработки на фрезерных станках

71

Поля допусков и их сочетания в посадках ГОСТ 24834-81

72

Предельные отклонения радиусов закруглений и фасок (ГОСТ 25670-83)

73

Предельные отклонения отверстий по ГОСТ 25347-82

74

Предельные отклонения размеров, координирующих оси отверстий (система прямоугольных координат), мм

75

Предельные отклонения размеров, координирующих оси отверстий (система полярных координат)

76

Размеры квадратных отверстий

77

Размеры нормальные линейные (ГОСТ 6636-69), мм

78

Размеры пазов и прорезей, фрезерованных дисковыми пазовыми фрезами

79

Размеры пазов и прорезей, фрезерованных концевыми фрезами, мм

80

Радиусы закруглений для несопрягаемых поверхностей невращающихся деталей. Номинальные размеры, мм

81

Радиусы закруглений и фаски. Номинальные размеры, мм

82

Радиусы закруглений сопряженных валов и втулок. Номинальные размеры, мм

83

Рекомендуемые посадки в системе отверстия для номинальных размеров (1–500) мм

84

Рекомендуемые посадки в системе отверстия для номинальных размеров (500-3150) мм

85

Соотношения значений параметров Ra, Rz, Rmax и базовой длины

86

Среднее арифметическое отклонение профиля Ra, мкм

87

Уклоны и соответствующие им углы

88

Числовые значения допусков формы и расположения поверхностей, мкм

89

Числовые значения параметров шероховатости поверхности для посадок с зазором, Ra, мкм, не более

90

Числовые значения параметров шероховатости поверхности для посадок с натягом и переходных, мкм, не более

91

Числовые значения параметров шероховатости поверхностей металлических изделий, образованных обработкой без удаления слоя материала, мкм

92

Числовые значения параметров шероховатости поверхностей металлических изделий, образованных обработкой с удалением слоя материала, мкм

93

Числовые значения параметров шероховатости посадочных поверхностей шарико- и роликоподшипников

94

Числовые значения параметров шероховатости при обработке изделий из пластмасс, мкм, не более

95

Числовые значения параметров шероховатости рабочих поверхностей зубчатых колес и червяков, мкм, не более

96

Шероховатость поверхностей посадки подшипников, мкм

Сварные соединения

97

Группы свариваемости сталей и сплавов

98

Марки проволоки, обеспечивающие повышенную стойкость сварных соединений алюминиевых сплавов против горячих трещин

99

Механические характеристики электродов для дуговой сварки ГОСТ 9467-75, ГОСТ 10052-75

100

Область применения, свойства и свариваемость алюминиевых сплавов

101

Рекомендуемые марки проволоки алюминиевых сплавов для сварки

102

Рекомендуемые сварочные материалы при ручной дуговой сварке сталей и сплавов

103

Рекомендуемые сварочные материалы при сварке разнородных сталей и сплавов

104

Рекомендуемые марки сварочной и присадочной проволоки при сварке меди, медных и титановых сплавов

105

Соединения сварные. Размеры ГОСТ 5264-80

106

Технологические особенности сварки сталей

107

Характеристика электрофизических и электрохимических методов обработки

Разъемные соединения

108

Болты повышенной точности (ГОСТ 7805-70) и нормальной точности (ГОСТ 7798-70). Номинальные размеры, мм

109

Болтов длины по ГОСТ 7805-70 при d = 2-5 мм. Размеры, мм

110

Болтов длины по ГОСТ 7805-70 и ГОСТ 7798-70

111

Виды и обозначения покрытий болтов, винтов, шпилек и гаек ГОСТ 1759.0-87

112

Винты грузовые (цапфы) ГОСТ 8922-69

113

Винты с цилиндрической головкой и шестигранным углублением под ключ (ГОСТ 11738-72). Номинальные размеры, мм

114

Выбор шероховатости резьбовых соединений

115

Гайки шестигранные нормальной точности (ГОСТ 5915-70). Номинальные размеры, мм

116

Гайки круглые с отверстиями на торце под ключ ГОСТ 6393-73. Шлицевые гайки ГОСТ 11871-73. Номинальные размеры, мм

117

Грузоподъемность рым-болтов, кг

118

Длина рабочей части резьбы L (не менее) при временном сопротивлении материала болта, винта, шпильки http://detalmach.ru/spravka.files/image055.gif=333 МПа

119

Длина рабочей части резьбы L (не менее) при временном сопротивлении материала болта, винта, шпильки http://detalmach.ru/spravka.files/image055.gif=588 МПа

120

Длины свинчивания по ГОСТ 16093-81

121

Допускаемые напряжения http://detalmach.ru/spravka.files/image058.gif и http://detalmach.ru/spravka.files/image060.gif для болтов, винтов и соединяемых деталей

122

Допускаемые напряжения смятия для неподвижных затянутых шлицевых соединений

123

Допуски шлицевых прямобочных соединений ГОСТ 1139-80

124

Максимальное усилие затяжки Qomax и максимальный момент затяжки Тmax для резьбовых соединений при напряжении затяжки http://detalmach.ru/spravka.files/image062.gif 

125

Механические свойства болтов ГОСТ 22356-77

126

Механические свойства болтов, винтов и шпилек из коррозионностойких, жаропрочных и теплоустойчивых сталей при нормальной температуре ГОСТ 1759.0-87

127

Механические свойства болтов, винтов и шпилек с диаметром резьбы от 1 мм до 48 мм

128

Механические свойства болтов, винтов, шпилек из цветных сплавов при нормальной температуре ГОСТ 1759.0-87

129

Механические свойства болтов и гаек с диаметром резьбы свыше 48 мм

130

Механические свойства гаек ГОСТ 22356-77

131

Механические свойства материалов крепежных деталей (болтов, винтов, шпилек, гаек, втулок)

132

Ориентировочные значения коэффициентов запаса прочности для болтов, винтов и шпилек при расчете на разрыв (соединения с неконтролируемой затяжкой)

133

Основные отклонения и степени точности для резьб с переходными посадками ГОСТ 24834-81

134

Основные отклонения и степени точности резьбы с натягом гост 4608-81

135

Отверстия сквозные под крепежные детали. Размеры, мм. ГОСТ 11284-75

136

Поверхности опорные под крепежные детали (ГОСТ 12876-67). Номинальные размеры, мм

137

Поля допусков метрической резьбы ГОСТ 16093-81

138

Поля допусков трапецеидальной однозаходной резьбы ГОСТ 9562-81

139

Поля допусков и посадки резьбовых соединений с натягом ГОСТ 4608-81

140

Поля допусков элементов шпоночных соединений

141

Посадки шлицевых эвольвентных соединений

142

Предельные отклонения шага и половины угла профиля резьбы

143

Разрушающие усилия для болтов, кН

144

Размеры сбегов, недорезов, проточек и фасок для метрической  внутренней резьбы (ГОСТ 10549-63). Номинальные размеры, мм.

145

Размеры сбегов, недорезов, проточек и фасок для метрической наружной резьбы (ГОСТ 10549-63). Номинальные размеры, мм

146

Расшифровка обозначения болта, шпильки и гайки

147

Резьба метрическая ГОСТ 24705-81

148

Рекомендуемые технологические процессы изготовления болтов, винтов и шпилек из нелегированных и легированных сталей и марки сталей ГОСТ 1759.4-87

149

Рым-болты и гнезда под рым-болты. Размеры, мм. ГОСТ 4751-73

150

Соединения шлицевые прямобочные (ГОСТ 1139-80). Номинальные размеры, мм

151

Соединения шлицевые (зубчатые) эвольвентные (ГОСТ 6033-80). Номинальные размеры, мм

152

Стандартизация метрических резьб

153

Степени точности диаметров резьб ГОСТ 16093-81

154

Твердость и глубина закаленного слоя поверхности шлицевых валиков

155

Фундаментные болты

156

Шайбы пружинные (ГОСТ 6402-70). Номинальные размеры, мм

157

Шайбы стопорные многолапчатые (ГОСТ 11872-73). Номинальные размеры, мм

158

Шайбы стопорные с носком (ГОСТ 13465-77). Номинальные размеры, мм

159

Шпильки резьбовые. Номинальные размеры, мм

160

Шплинты ГОСТ 397-79

161

Шпонки сегментные (ГОСТ 24071-80). Номинальные размеры, мм

162

Шпонки призматические (ГОСТ 23360-78). Номинальные размеры, мм

163

Штифты цилиндрические и конические. Номинальные размеры, мм

Зубчатые передачи

164

Гарантированный боковой зазор jn min, (мкм), предельные отклонения межосевого расстояния fa (мкм) цилиндрической передачи по ГОСТ 1643-81

165

Гарантированный боковой зазор jn min и предельные отклонения межосевого угла конической передачи

166

Длина общей нормали W′ цилиндрических прямозубых колес при m=1 мм

167

Допуск на среднюю длину общей нормали TWm, мкм

168

Допуск на толщину зуба по постоянной хорде Тс, мкм

169

Допуски (мкм), на торцовое биение зубчатого венца цилиндрических колес при d = 100 мм с модулем m/1 мм

170

Допуски на радиальное биение зубчатого венца цилиндрических колес, мкм

171

Допуски на радиальное биение зубчатого венца конических колес, мкм

172

Допуски полей диаметра вершин зубьев da и ширины зубчатого венца b цилиндрических колес

173

Зависимости предельных отклонений и допусков от геометрических параметров зубчатых колес

174

Значение коэффициента K (http://detalmach.ru/spravka.files/image064.gif=20°). http://detalmach.ru/spravka.files/image066.gif

 

175

Значение коэффициентов угла головки Ka (при http://detalmach.ru/spravka.files/image068.gif=90°; http://detalmach.ru/spravka.files/image070.gif=20°; ha*=1,0; хn1 и http://detalmach.ru/spravka.files/image072.gif по таблице 36, k0=R/do от 0,3 до 0,7)

176

Значение эвольвентной функции http://detalmach.ru/spravka.files/image074.gif

177

Значения наименьшего числа зубьев zmin зубчатого колеса с коэффициентом смещения x=0 при станочном зацеплении с исходной производящей рейкой

178

Коэффициенты смещения у зубчатых колес прямозубой передачи

179

Максимальная окружная скорость зубчатых колес, м/с в зависимости от их точности ГОСТ 1643-81

180

Наименьшее отклонение средней длины общей нормали AWme в тело зуба (слагаемое I), мкм

181

Наименьшее отклонение средней длины общей нормали AWme (слагаемое II), мкм

182

Наименьшее отклонение толщины зуба по постоянной хорде Ace, мкм

183

Номинальные относительные размеры зоны касания по длине и высоте зубьев и их предельные отклонения

184

Нормы бокового зазора (показатель Еss, мкм, слагаемое I)

185

Нормы бокового зазора (показатель Еss, мкм, слагаемое II)

186

Нормы кинематической точности, мкм

187

Нормы кинематической точности, мкм (показатель Fp)

188

Нормы кинематической точности, мкм (показатель Fpk)

189

Нормы кинематической точности, мкм (Fpk)

190

Нормы плавности работы, мкм (fpt, ff2, fi")

191

Нормы кинематической точности. Размеры, мкм

192

Нормы контакта (показатель http://detalmach.ru/spravka.files/image076.gif), мм

193

Нормы контакта зубьев в передаче (относительные размеры суммарного пятна контакта)

194

Нормы контакта зубьев в передаче (показатель http://detalmach.ru/spravka.files/image078.giffa)

195

Нормы контакта зубьев в передаче. Допуск на радиальное биение червяка frr, мкм

196

Нормы контакта. Предельные отклонение межосевого расстояния в передаче http://detalmach.ru/spravka.files/image078.giffar, мкм

197

Нормы контакта. Предельные смещения средней плоскости в передаче fxr, мкм

198

Нормы контакта зубьев в передаче (показатели Fpxn, http://detalmach.ru/spravka.files/image081.gif, fx, fy в мкм)

199

Нормы контакта зубьев в передаче (суммарное пятно контакта)

200

Нормы плавности работы http://detalmach.ru/spravka.files/image078.giffAM, мм

201

Нормы плавности работы, мкм

202

Нормы плавности работы для  цилиндрической передачи, мкм

203

Нормы плавности работы зубчатой передачи, мкм

204

Нормы плавности работы, мкм, (допуски на циклическую погрешность зубцовой частоты в передаче fzzo). Часть I

.

205

Нормы плавности работы, мкм, (допуски на циклическую погрешность зубцовой частоты в передаче fzzo). Часть II.

206

Нормы плавности работы, мкм, (допуски на циклическую погрешность зубцовой частоты fzzor)

207

Нормы плавности работы fzk или fzko, мкм

208

Нормы плавности работы червяка, fpx, fpxk, ff1 мкм

209

Нормы плавности работы. Размерность, мкм

210

Поля допусков диаметра вершин зубьев da и ширины зубчатого венца b цилиндрических колес

211

Поправка на высоту ножки зуба hf* при средних нормальных модулях mn. ГОСТ 9563-60

212

Предельные отклонения и допуски на размеры зуба звездочек

213

Предельные отклонения межосевого угла передачи  http://detalmach.ru/spravka.files/image083.gif, мкм

214

Ряд диаметров внешних делительных окружностей конических колес (ГОСТ 12289-76), мм

215

Ряд диаметров зуборезной головки, мм

216

Ряды стандартных модулей зацепления (ГОСТ 9563-60), мм

217

Ряды стандартных значений передаточных чисел (ГОСТ 2185-66)

218

Ширина зубчатых конических венцов в зависимости от de2 и u

Червячные передачи

219

Гарантированный боковой зазор jn min, мкм, червячной цилиндрической передачи

220

Допуски на радиальное биение зубчатого венца колеса червячной цилиндрической передачи, мкм

221

Допуск на радиальное биение червяка червячной цилиндрической передачи с модулем 1-20 мм

222

Допуск на толщину витка червяка, мкм

223

Допуск на толщину витка червяка http://detalmach.ru/spravka.files/image085.gif , мкм

224

Зависимости предельных отклонений и допусков от геометрических параметров червяка

225

Зависимости предельных отклонений и допусков от геометрических параметров червячного колеса

226

Материалы для червячных колес

227

Нормы кинематической точности червячных передач, мкм

228

Предельные отклонения межосевого расстояния червячной цилиндрической передачи fa , мкм

229

Ряды коэффициентов диаметра червяка q, ГОСТ19672-74

230

Ряды стандартных осевых модулей зацепления червячных цилиндрических передач m (ГОСТ19672-74), мм

231

Ряды стандартных значений передаточных чисел червячных цилиндрических передач (ГОСТ 2144-76)

232

Соответствие уровней точности по функциональному показателю fzzor степеням точности по плавности работы при различных значениях коэффициента осевого перекрытия http://detalmach.ru/spravka.files/image087.gif

233

Сочетание основных параметров ортогональных червячных передач

234

Числа заходов червяка Z1, зубьев червячных колес Z2, коэффициенты диаметра червяка q и межосевые расстояния http://detalmach.ru/spravka.files/image089.gif червячных цилиндрических передач (ГОСТ 2144-76)

Валы и оси

235

Галтели вала и корпуса под шарико- и роликоподшипники. Номинальные размеры, мм

236

Допускаемая угловая деформация вала

237

Допуски на торцовое биение заплечиков, мкм

238

Допуски формы поверхностей валов и отверстий корпусов

239

Допуски параллельности и симметричности расположения шпоночных пазов в отверстии и на валу

240

Канавки на валах для посадки подшипников качения. Номинальные размеры, мм

241

Канавки для выхода шлифовального круга при круглом шлифовании (ГОСТ 8820-69). Номинальные размеры, мм

242

Кольца пружинные упорные плоские наружные эксцентричные (ГОСТ 13942-80) и канавки для них. Номинальные размеры, мм

243

Кольца пружинные упорные плоские внутренние эксцентричные (ГОСТ 13943-80) и канавки для них. Номинальные размеры, мм

244

Концы валов цилиндрические (ГОСТ 12080-66). Номинальные размеры, мм

245

Концы валов конические с конусностью 1:10 (ГОСТ 12081-72). Номинальные размеры, мм

246

Коэффициенты http://detalmach.ru/spravka.files/image091.gif и http://detalmach.ru/spravka.files/image093.gif для сечения вала со шпоночной канавкой

247

Манжеты резиновые армированные для валов (ГОСТ 8752-79)

248

Предельные отклонения валов по ГОСТ 25347-82

249

Предельные отклонения глубины шпоночных пазов на  валу и во  втулке, мм

250

Предельные отклонения ширины призматических шпонок и пазов под них на валу и во втулке

251

Радиальное биение вала относительно оси вращения

252

Рекомендуемые величины масштабных факторов http://detalmach.ru/spravka.files/image095.gif и http://detalmach.ru/spravka.files/image097.gif для различных диаметров вала

253

Формулы для определения осевого W, и полярного Wр моментов сопротивления сечения

254

Эффективные коэффициенты концентрации http://detalmach.ru/spravka.files/image091.gif для валов и осей с галтелями

255

Эффективные коэффициенты концентрации http://detalmach.ru/spravka.files/image091.gif для валов и осей с выточками

256

Эффективные коэффициенты концентрации http://detalmach.ru/spravka.files/image093.gif для валов и осей с выточками

257

Эффективные коэффициенты концентрации http://detalmach.ru/spravka.files/image091.gif и http://detalmach.ru/spravka.files/image093.gif для сечения вала с поперечным отверстием диаметром d

258

Эффективные коэффициенты концентрации при кручении http://detalmach.ru/spravka.files/image093.gif, для валов и осей с галтелями

Подшипники

259

Виды нагружения колец шариковых и роликовых подшипников в зависимости от условий работы

260

Значения коэффициентов радиальной (X) и осевой (Y) нагрузок для шариковых однорядных подшипников

261

Значения коэффициентов Xo и Yo

262

Коэффициент безопасности http://detalmach.ru/spravka.files/image091.gif

263

Коэффициенты трения и допустимые окружные скорости

264

Подшипники шариковые радиальные однорядные (ГОСТ 8338-75)

265

Подшипники роликовые радиальные (ГОСТ 8328-75)

266

Подшипники шариковые радиально-упорные однорядные (ГОСТ 831-75)

267

Подшипники роликовые конические однорядные

268

Подшипники шариковые радиальные однорядные с защитными шайбами. Размеры, мм. ГОСТ 7242-70

269

Подшипники шариковые радиальные однорядные с уплотнением ГОСТ 8882-75

270

Рекомендуемые поля допусков для посадки подшипников

271

Рекомендуемая расчетная долговечность для различных типов машин и оборудования

272

Температурный коэффициент Kт

273

Торцевое биение заплечиков, мкм (не более)

Ременные передачи

274

Базовое число циклов для клиноременных передач

275

Допускаемый дисбаланс шкивов клиноременных передач

276

Допускаемый дисбаланс шкивов плоскоременных передач

277

Клиновые ремни ГОСТ 1284.1-89

278

Кожаные ремни

279

Коэффициент CL для клиновых ремней ГОСТ 1284.3-80

280

Коэффициент Ср

281

Коэффициент http://detalmach.ru/spravka.files/image104.gif для клиноременных передач

282

Коэффициент СZ для клиноременных передач

283

Коэффициент http://detalmach.ru/spravka.files/image106.gif для клиноременных передач

284

Номинальная мощность Р0, кВт, передаваемая одним клиновым ремнем ГОСТ 1284.3-80

285

Основные параметры шкивов плоскоременных передач

286

Плоские резинотканевые ремни

287

Профили канавок шкивов, мм. ГОСТ 20889-88

288

Хлопчатобумажные цельнотканые ремни

Цепные передачи

289

Допускаемое давление в шарнирах цепи рр, МПа (при z1=17)

290

Допускаемые значения частоты вращения n1р, об/мин, малой звездочки для приводных роликовых цепей нормальной серии ПР и 2ПР (при z1http://detalmach.ru/spravka.files/image108.gif15)

291

Приводные роликовые двухрядные цепи 2ПР. ГОСТ 13568-75

292

Приводные роликовые однорядные цепи ПР. ГОСТ 13568-75

293

Нормативные коэффициенты безопасности Sр приводных роликовых цепей нормальной серии ПР и 2ПР

Муфты

294

Основные параметры серийных жестких неподвижных и жестких компенсирующих муфт

295

Основные параметры серийных упругих компенсирующих муфт

296

Муфты втулочно-пальцевые (ГОСТ 21424-75)

297

Муфты втулочные (ГОСТ 24246-80)

298

Муфты зубчатые (ГОСТ Р 50895-96). Параметры и размеры

299

Муфты кулачково-дисковые. Параметры и размеры

300

Муфты предохранительные фрикционные. Параметры и размеры

301

Допускаемые давления и коэффициент трения для фрикционных муфт

302

Муфты упругие с торообразной вогнутой оболочкой. Параметры и размеры

303

Муфты упругие с торообразной выпуклой оболочкой. Параметры и размеры

304

Муфты упругие со звездочкой. Параметры и размеры

305

Муфты шарнирные. Параметры и размеры

306

Муфты фланцевые (ГОСТ 20761-80). Параметры и размеры

307

Муфты цепные двухрядные (ГОСТ 20742-93). Параметры и размеры

308

Муфты цепные однорядные (ГОСТ 20742-93). Параметры и размеры

Электродвигатели

309

Выбор исполнения и типа двигателя

310

Микродвигатели

311

Основные типы электродвигателей и их сравнительные характеристики

312

Характеристика режимов работы крановых механизмов

313

Электрические машины постоянного тока серии 2П (до 200 кВт)  с независимым возбуждением, компенсационной обмоткой общепромышленного применения при высоте оси вращения (90-315) мм, в общеклиматическом исполнении УХЛ4, при номинальном режиме работы 1

314

Электродвигатели асинхронные трехфазные, серии 4А, закрытые. Основные размеры, мм

315

Электродвигатели асинхронные, область применения

316

Электродвигатели закрытые обдуваемые единой серии АИР. Тип, асинхронная частота вращения, основные размеры

317

Электродвигатели. Технические данные

318

Электродвигатели типа СД

Редукторы и приводы

319

Межосевые расстояния стандартных редукторов (ГОСТ 2185-66), мм

320

Основные характеристики одноступенчатых передач разных типов, реализованных в серийных приводах

321

Редукторы коническо-цилиндрические общего назначения типа КЦ1

322

Редукторы цилиндрические двухступенчатые типоразмеров Ц2У-100, Ц2У-250 (ГОСТ 20758-75)

323

Редукторы цилиндрические одноступенчатые типоразмеров ЦУ-100, ЦУ-160, ЦУ-200, ЦУ-250 (ГОСТ 21426-75)

324

Редукторы червячные цилиндрические общего назначения РЧУ (ГОСТ 13563-68)

Корпуса и элементы

325

Допуски линейных размеров отливок ГОСТ 26645-85

326

Допуски неровностей поверхностей отливок для различных степеней точности поверхностей

327

Допуски формы и расположения элементов отливки при различных степенях их коробления

328

Классы размерной точности отливок из различных сплавов

329

Крышки торцовые с отверстием для манжетного уплотнения (ГОСТ 18512-73). Размеры, мм

330

Крышки торцовые глухие (ГОСТ 18511-73), мм

331

Минимальная толщина наружных стенок отливок из серого чугуна в зависимости от приведенного габарита

332

Пробки с прокладками. Номинальные размеры, мм

333

Шероховатость поверхностей отливок для различных степеней точности поверхностей

                                           


 

 

TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam

ĐƯỜNG DẪN TIÊU CHUẨN CHI TIẾT MÁY

 

1. Bộ truyền đai

2. Bộ truyền xích

3. Bộ truyền bánh răng

4. Bộ truyền trục vít

5. Trục

6. Ổ lăn

7, Ổ trượt

8. Khớp nối

9. Lò xo

10. Mối ghép ren

11. Mối ghép then

12. Chốt

13. Mối ghé đinh tán

14. Hệ thủy lực

15. Dung sai

16. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

 

TRANG WEB TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

http://www.tcvn.gov.vn/

http://www.tcvninfo.org.vn/

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VIỆT NAM - TCVN

 

Tiêu chuẩn Quốc gia (kí hiệu là TCVN) được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài phù hợp với kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007), TCVN do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công báo theo trình tự, thủ tục quy định. Trong một số lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ giao quyền công báo TCVN cho thủ trưởng các cơ quan chuyên ngành (Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ).

 

  TCVN được công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

 TCVN được phân thành các loại sau: Tiêu chuẩn cơ bản; Tiêu chuẩn thuật ngữ; Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn phương pháp thử; Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.

 Tính đến đầu năm 2009, số lượng TCVN còn hiệu lực là gần 6000 TCVN. Các TCVN được phân loại theo các lĩnh vực/chủ đề của Khung phân loại TCVN (hoàn toàn phù hợp với Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế ICS - International Classification for Standards)

 

 

 

 

Chuyển đến trang [trước]  1, 2, 3, 4, 5  [sau]