|
|
DANH SÁCH ĐOẠT GIẢI
Danh sách giải Cá nhân và Đồng đội Olympic Chi tiết máy toàn quốc 2002 - 2014 |
|
|
|
|
|
|
|
Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2014
Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2013
Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2012
Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2011
Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2010
Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2009
`Đề thi Olympic Chi tiết máy năm 2002-2008
NỘI DUNG OLYMPIC CHI TIẾT MÁY
Chương 1 NỘI DUNG MÔN HỌC
Đối tượng môn học. Ý nghĩa thiết kế máy và chi tiết máy trong phát triển kinh tế xã hội. Tóm lược về lịch sử phát triển chi tiết máy. Các hướng phát triển về kết cấu máy và cơ cấu.
Các vấn đề cơ bản của môn học. Liên hệ giữa các môn cơ bản, cơ sở và chuyên ngành.
Các khái niệm cơ bản và các định nghĩa. Các sản phẩm chế tạo máy. Chi tiết, cụm chi tiết (đơn vị lắp), cơ cấu và máy.
Phân loại các chi tiết máy theo công dụng: bộ truyền, trục, ổ trục, các chi tiết ghép, nối trục, lò xo, bộ phận che chắn, chi tiết thân máy…
Khái niệm về thiết kế. Quá trình thiết kế. Mục tiêu và nội dung chi tiết máy. Quá trình thiết kế máy và chi tiết máy. Các phương pháp thiết kế. Máy tính hỗ trợ thiết kế. Hệ thống đơn vị trong thiết kế máy. công cụ tính trong thiết kế máy.
Chương 2 CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY
Các yêu cầu đối với chi tiết máy: chức năng, vận hành, công nghệ – sản xuất, kinh tế, ergonomic… và đưa chúng vào kết cấu. Các nguyên tắc cơ bản thể hiện kết cấu chi tiết máy. Khái niệm về độ tin cậy và tuổi thọ máy. Các thuật ngữ chủ yếu. Các hỏng hóc bất ngờ và theo quy luật. Các phương pháp nâng cao độ tin cậy. Kiểm tra trạng thái chi tiết máy bằng các phương pháp không phá hủy. Các yêu cầu đối với vật liệu chi tiết máy và các phương hướng đảm bảo khi thiết kế. Các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc: độ bền, độ cứng, độ ổn định dao động, độ bền mòn, độ chịu nhiệt… Ứng suất tiếp xác và độ bền tiếp xúc.
Các dạng tải trọng tác dụng lên chi tiết máy. Các chế độ tải điển hình. Các mô hình phá hủy chi tiết và các tiêu chuẩn tính toán: độ bền tĩnh, độ bền mỏi, độ cứng, độ ổn định dao động, độ bền mòn, độ chịu nhiệt… Các đặc điểm khi tính toán theo các chỉ tiêu trên theo tải trọng không đổi và tải trọng thay đổi. Tính toán tải trọng động. Hệ số tải trọng động.
Yêu cầu chung của máy thiết kế. Tối ưu hóa kết cấu. Lựa chọn vật liệu trong thiết kế máy. Tính công nghệ chi tiết máy. Dung sai lắp ghép. Độ nhám bề mặt. Tiêu chuẩn hóa trong thiết kế
Chương 3 MỐI GHÉP BẰNG ĐỘ DÔI
Phạm vi sử dụng. Khả năng tải mối ghép khi chịu tác dụng lực dọc trục, mômen xoắn và uốn. Tính toán độ dôi yêu cầu. Độ bền các chi tiết ghép. Độ dôi tính toán và độ dôi thực tế (công nghệ). Tính toán độ bền theo phương pháp xác suất (độ tin cậy). Công nghệ lắp ráp: ép, lắp nhờ gia nhiệt: nung nóng và lám nguội các chi tiết ghép. Lực ép và tháo. Mối ghép bằng mặt côn. Mối ghép độ dôi truyền tải trọng. Mối ghép bằng độ dôi thực hiện bằng vành xiết và thanh ghép.
Chương 4 MỐI GHÉP ĐINH TÁN
Phạm vi sử dụng. Phân loại. Các dạng đinh tán và mối tán. Vật liệu và ứng suất cho phép. Các dạng hỏng phương pháp tính toán mối tán. Độ bền mối ghép bằng 1 đinh tán. Tính toán mối ghép chắc, chắc kín. Các cụm kết cấu điển hình, các tỉ lệ kích thước kết cấu. Tính toán theo độ bền mối ghép nhóm đinh tán. Ứng suất cho phép và hệ số an toàn.
Chương 5 MỐI GHÉP BẰNG HÀN
Giới thiệu. Phân loại mối ghép hàn và mối hàn. Ký hiệu mối hàn. Tính toán mối ghép hàn với các dạng tải trọng khác nhau (lực kéo, cắt, mômen uốn, mômen xoắn...): mối ghép giáp mối, mối ghép hàn chồng, mối ghép hàn chữ T và các mối ghép hàn khác... Độ bền mối hàn và ứng suất cho phép.
Chương 6 GHÉP BẰNG THEN, THEN HOA
Các dạng then: then ghép chặt và then ghép lỏng bao gồm: then bằng, then bán nguyệt, then vát, then ma sát, then tiếp tuyến…. Phạm vi sử dụng. Tiêu chuẩn mối ghép then. Tính toán mối ghép then. Ứng suất cho phép.
Mối ghép then hoa. Phạm vi sử dụng. Các phương pháp định tâm. Các mối ghép then thân khai và tam giác theo độ bền.
Mối ghép biên dạng định hình. Ghép bằng mặt vát, biên dạng ôvan… Phạm vi sử dụng và khả năng tải mối ghép.
Mối ghép bằng chốt. Mối ghép chốt trụ và chốt côn. Phạm vi sử dụng và tính toán theo độ bền.
Chương 7 MỐI GHÉP REN
Các định nghĩa chủ yếu. Phân loại. Ren và các chi tiết mối ghép ren. Phân loại ren theo công dụng: ren ghép chặt, ren ghép kín, ren vít tải và vít truyền động. Phân loại ren theo hình dạng. Các kích thước chủ yếu của ren: đường kính, bước ren, góc biên dạng... Tiêu chuẩn ren.
Lực và mô men trong mối ghép khi xiết. Lý thuyết khớp vít. Kiểm tra lực xiết. Hiệu suất mối ghép ren và điều kiện tự hãm.
Các chi tiết mối ghép ren: bulông, vít, vít cấy. Vật liệu. Hiện tượng tự tháo lỏng đai ốc và các phương pháp chống tháo. Phân bố tải trọng trên các vòng ren. Tập trung ứng suất. Độ bền ren. Độ bền thân và đầu vít. Chọn đai ốc theo độ bền đều giữa ren và thân vít. Các biện pháp kết cấu và công nghệ để nâng cao độ bền mỏi của vít.
Các trường hợp chịu tải chủ yếu và tính toán mối ghép với 1 vít (bulông, vít cấy). Tính toán khi chỉ tác dụng lực dọc trục, khi chỉ có lực xiết. Tính toán trong trường hợp tải trọng song song trục của vít. Tính toán mối ghép trong trường hợp tải trọng thay đổi. Lực xiết tối ưu. Tính toán mối ghép trong trường hợp chịu tải trọng nằm trong bề mặt ghép với mối ghép bulông có khe hở và không có khe hở. Tính vít (bulông) trong trường hợp chịu tác dụng tải trọng lệch tâm.
Các mối ghép nhóm bulông. Tính toán mối ghép trong các trường hợp: lực nằm trong bề mặt ghép đi qua trọng tâm nhóm vít (bulông) hoặc không đi qua trọng tâm, lực vuông góc bề mặt ghép qua trọng tâm hoặc không, hoặc lực tác dụng theo phương bất kỳ. Chọn hệ số an toàn và tính ứng suất cho phép vít phụ thuộc vào điều kiện làm việc, vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp đặt.
Mối ghép vòng kẹp (mối ghép ren – ma sát). Kết cấu. Phạm vi ứng dụng và vai trò trong chế tạo máy hiện đại. Trình tự tính toán trong các trường hợp chịu tải: a) Mômen xoắn, b) Lực dọc trục, c) Mômen uốn.
Chương 8 TRUYỀN DẪN CƠ KHÍ TRONG MÁY
Công dụng và cấu trúc hệ dẫn động cơ khí. Các đặc tính chủ yếu của hệ dẫn động. Phân loại các bộ truyền. Truyền động ăn khớp và ma sát: tiếp xúc trực tiếp hoặc qua chi tiết trung gian. Truyền động với tỉ số truyền không đổi và thay đổi. Truyền động vô cấp và phân cấp. Quan hệ động học, tỉ số truyền và hiệu suất giữa các bộ truyền. Hộp giảm tốc. Các cơ cấu trong hộp tốc độ. Truyền động vô cấp (bộ biến tốc cơ khí). Lựa chọn sơ đồ động cho máy.
Chương 9 BỘ TRUYỀN ĐAI
Khái niệm chung. Phạm vi sử dụng. Các dạng bộ truyền đai. Vật liệu và kết cấu đai. Vận tốc và tỷ số truyền. Trượt đàn hồi và động học bộ truyền. Lực và ứng suất trong đai, Khả năng kéo và hiệu suất bộ truyền. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính. Tính toán bộ truyền đai thang và dai dẹt. Bộ truyền đai răng. Vật liệu và kết cấu đai răng và bánh đai. Xác định các thông số và tính toán bộ truyền đai răng. Bộ biến tốc đai.
Chương 10 BỘ TRUYỀN XÍCH
Phân loại xích truyền động. Tiêu chuẩn xích. Kết cấu các dạng xích truyền động chủ yếu. Lựa chọn các thông số hình học chủ yếu bộ truyền xích. Động học bộ truyền xích: số vòng quay, tỉ số truyền, vận tốc. Sự thay đổi của tỉ số truyền. Động lực học bộ truyền xích. Lực căng xích. Khả năng tải và chọn xích. Tải trọng động. Hiệu suất. Tải trọng tác dụng lên trục. Biên dạng đĩa xích. Các dạng hỏng, chỉ tiêu tính và chọn vật liệu. Tính toán lựa chọn và kiểm nghiệm bộ truyền xích. Bôi trơn đĩa xích. Bộ biến tốc xích.
Chương 11 BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG
Giới thiệu. Phân loại các bộ truyền bánh răng. Truyền động bánh răng thân khai. Phạm vi sử dụng. Thông số hình học. Đặc điểm ăn khớp. Dịch chỉnh.
Bộ truyền bánh răng trụ với răng thẳng và răng ngiêng. Phân tích lực tác dụng. Tải trọng tính: hệ số tập trung tải trọng, hệ số tải trọng động, hệ số phân bố không đều tải trọng giữa các răng. Hiệu suất bộ truyền bánh răng. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính. Vật liệu và nhiệt luyện bánh răng. Ứng suất cho phép.
Tính toán mặt răng trụ theo độ bền tiếp xúc. Tính toán răng bộ truyền bánh răng trụ theo độ bền uốn. Hệ số dạng răng. Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm.
Bộ truyền bánh răng côn với răng thẳng và răng cong. Các đặc điểm về kích thước hình học. Các đặc điểm chủ yếu khi tính toán độ bền. Tải trọng tính. Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm. Khái niệm về truyền động hypoid và spiroid.
Trình tự thiết kế bộ truyền bánh răng. Kết cấu và bôi trơn bánh răng. Các cơ cấu bánh răng nhiều cấp. Phân bố tỉ số truyền giữa các cấp. Hộp giảm tốc. Hộp tốc độ. Bôi trơn hộp giảm tốc.
Bộ truyền với răng cung tròn Novicov với 1 và 2 đường ăn khớp. Lãnh vục sử dụng. Tính toán.
Bánh răng hành tinh. Các sơ đồ chủ yếu. Lực tác dụng lên bộ truyền. Các đặc điểm tính toán.
Bộ truyền bánh răng sóng. Các thông số hình học và động học. Hiệu suất. Kết cấu các chi tiết. Tính toán các chi tiết bộ truyền theo độ bền. Vật liệu và ứng suất cho phép.
Chương 12 BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT
Các khái niệm cơ bản và định nghĩa. Phạm vi sử dụng. Phân loại các bộ truyền trục vít. Bộ truyền trục vít trụ: acsimet, thân khai, convolute… và trục vít globoid.
Các thông số hình học chủ yếu. Động học truyền động trục vít. Hiệu suất bộ truyền trục vít. Phân tích lực tác dụng. Vật liệu và ứng suất cho phép. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính.
Tính toán răng bánh vít theo độ bền tiếp xúc và độ bền uốn. Tính toán trục vít theo độ bền và độ cứng. Tính toán để chống mòn và dính các chi tiết bộ truyền. Kết cấu và bôi trơn bộ truyền trục vít. Trình tự tính toán.
Hộp giảm tốc trục vít. Sơ đồ, kết cấu. Tính toán nhiệt. Hệ thống làm mát.
Chương 13 BỘ TRUYỀN VÍT ME - ĐAI ỐC
Công dụng và phân loại.
Truyền động với ma sát trượt. Phạm vi sử dụng. Thông số hình học. Động học và lực tác dụng. Hiệu suất và hiện tượng tự hãm. Tính toán theo độ bền, độ bền mòn và độ ổn định.
Truyền động với ma sát lăn: bi và trụ. Phạm vi sử dụng, Kết cấu. Đặc điểm tính toán.
Chương 14 BỘ TRUYỀN BÁNH MA SÁT
Phân loại. Phạm vi sử dụng. Bộ truyền với tỉ số truyền không đổi, mặt trụ, rãnh hình chêm, mặt lồi, mặt côn, làm việc cố định, đóng và mở. Các đặc tính chung về vận hành. Trượt hình học và trượt đàn hồi. Trượt trơn. Các bộ phận nén bánh ma sát. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính. Vật liệu và ứng suất cho phép. Động học các bộ truyền. Độ chính xác tỉ số truyền. Lực nén các con lăn. Tính các con lăn theo ứng suất tiếp xúc. Xác định các kích thước và biên dạng các con lăn.
Tính toán đĩa ma sát theo độ bền tiếp xúc và hiệu suất bộ truyền.
Truyền động vô cấp – bộ biến tốc: côn, nhiều đĩa, cầu, xuyến lỏm…
Chương 15 TRỤC
Khái niệm. Phân loại trục. Kết cấu và các phương pháp nâng cao độ bền mỏi. Tải trọng tác dụng lên trục và sơ đồ tính. Vật liệu chế tạo trục và ứng suất cho phép. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính. Các đặc điểm khi tính toán trục hộp giảm tốc theo độ bền. Tính toán thiết kế trục theo độ bền và kiểm nghiệm theo hệ số an toàn. Tính toán trục theo độ cứng. Độ võng, góc xoay và góc xoắn cho phép. Dao động uốn và dao động xoắn của trục. Tính toán dao động trục. Vận tốc quay tới hạn của trục. Trục mềm. Trình tự thiết kế.
Chương 16 Ổ LĂN
Cấu tạo và phân loại ổ. Cơ sở xác định khả năng làm việc ổ lăn: ứng suất tiếp xúc, phân bố tải trọng giữa các con lăn, ma sát và động học ổ. Ký hiệu ổ. Vật liệu chế tạo và cấp chính xác ổ lăn. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính. Lựa chọn ổ theo khả năng tải. Định vị và lắp ghép ổ lăn. Bôi trơn và che kín ổ lăn. Trình tự lựa chọn ổ lăn.
Chương 17 Ổ TRƯỢT
Giới thiệu chung. Phạm vi sử dụng. Các đặc điểm làm việc ổ trượt. Kết cấu ổ trượt. Điều chỉnh khe hở trong ổ. Vật liệu ổ trượt. Nguyên lý bôi trơn thủy động. Phân bố áp suất trong lớp dầu bôi trơn. Khả năng tải của ổ trượt. Chọn khe hở trong ổ. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính. Tính toán ổ bôi trơn ma sát nửa ướt. Tính toán ổ trong trường hợp bôi trơn ma sát ướt. Các phương pháp làm mát ổ. Bôi trơn và các hệ thống bôi trơn ổ. Tính toán lượng dầu bôi trơn. Ổ trượt thủy tĩnh. Ổ trượt khí động. Ổ từ.
Chương 18 MA SÁT, BÔI TRƠN, HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT
Ma sát, bôi trơn và mài mòn. Vai trò bôi trơn đối với ma sát hao mòn trong máy. Các cơ chế chung của tác dụng bôi trơn. Vật liệu và phương pháp chọn dầu bôi trơn. Hệ thống bôi trơn. Hệ thống làm mát. Tính toán hệ thống bôi trơn và làm mát.
Chương 19 KHỚP NỐI
Phân loại khớp nối: nối trục, ly hợp và ly hợp tự động. Khả năng bù trừ độ không đồng trục và tải trọng động. Khả năng giảm chấn và va đập.
Nối trục: nối trục chặt, bù, đàn hồi…
Ly hợp ma sát và ăn khớp. Ly hợp ăn khớp: răng và dấu. Hình dạng răng, đóng và mở ly hợp, tính toán răng và vấu. Ly hợp ma sát: phân loại theo hình dạng mặt làm việc và cơ cấu điều khiển. Động lực học khi đóng ly hợp. Hệ số ma sát tính toán và áp suất cho phép. Các công thức tính toán. Lựa chọn vật liệu. Cơ cấu điều khiển. Các đặc điểm và tính toán ly hợp ma sát bánh hơi trụ. Ly hợp bột điện từ…
Ly hợp tự động. Ly hợp an toàn với chi tiết bị phá hủy, ly hợp vấu an toàn, ly hợp ma sát an toàn. Các đặc điểm kết cấu và tính toán. Ly hợp 1 chiều. Kết cấu và tính toán. Ly hợp ly tâm.
Chương 20 LÒ XO
Giới thiệu. Vật liệu chế tạo lò xo. Lò xo xoắn ốc nén: Các thông số hình học và đặc điểm kết cấu, dạng đầu dây và chiều cao lò xo. Tính toán lò xo theo độ bền. Chuyển vị và độ cứng của lò xo. Ổn định và dao động lò xo. Lò xo xoắn ốc kéo. Lò xo xoắn ốc xoắn. Lò xo lá. Lò xo đĩa. Trình tự thiết kế lò xo xoắn ốc nén.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, Tập 1, 2, NXB Giáo dục.
3. Trịnh Chất, Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
4. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập 1, 2, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tái bản lần 7. 2014.
6. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tái bản lần 7. 2014.
Các tài liệu đang giảng dạy tại các trường…