ĐAMH CHI TIẾT MÁY (Machine Design Project )
1. Nội dung tóm tắt môn học
Nội dung đồ án môn học Chi tiết máy gồm: chọn động cơ điện; phân phối tỉ số truyền cho hệ thống; tính toán thiết kế các bộ truyền: đai, xích, bánh răng trụ (răng thẳng, răng nghiêng, răng chữ V), bánh răng côn răng thẳng, trục vít-bánh vít; chọn ổ lăn và nối trục; thiết lập bản vẽ lắp, bản vẽ chế tạo một chi tiết điển hình; lập thuyết minh (kèm bảng dung sai lắp ghép).
Sinh viên sẽ tính toán, thiết kế một trong các loại hộp giảm tốc sau:
- Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển.
- Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp đồng trục.
- Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp phân đôi cấp nhanh.
- Hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp phân đôi cấp chậm.
- Hộp giảm tốc bánh răng côn-trụ hai cấp.
- Hộp giảm tốc một cấp trục vít.
HGT hai cấp khai triển HGT hai cấp đồng trục
Hộp giảm tốc hai cấp phân đôi Hộp giảm tốc hai cấp côn trụ
2. Nội dung chi tiết
Tuần |
Nội dung |
Tài liệu |
Ghi chú |
1 |
- Nhận đề tài đồ án môn học (mỗi sinh viên một đề tài). - Tìm hiểu các loại hộp giảm tốc. |
|
|
2 |
- Tính công suất cần thiết, chọn động cơ điện và phân phối tỉ số truyền cho hệ thống truyền động. - Tính toán, thiết kế bộ truyền ngoài (một trong các bộ truyền sau): + Bộ truyền đai (đai dẹt, đai thang). + Bộ truyền xích (xích ống con lăn). |
|
|
3,4 |
- Tính toán, thiết kế các bộ truyền trong hộp giảm tốc: + Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, nghiêng, chữ V. + Bộ truyền bánh răng nón răng thẳng. + Bộ truyền trục vít - bánh vít. Yêu cầu là phải đảm bảo điều kiện bôi trơn ngâm dầu tự nhiên |
|
|
5 |
- Tính toán, thiết kế các trục trong hộp giảm tốc.
|
|
|
6 |
- Chọn ổ lăn, ổ trượt trong hộp giảm tốc và nối trục. - Chọn thân hộp, bulông và các chi tiết phụ (cửa thăm, nút thông hơi, que thăm dầu…). |
|
|
7 |
- Vẽ phác bản vẽ lắp hộp giảm tốc (vẽ tay). |
|
|
8 |
Kiểm tra |
|
|
9, 10, 11, 12,13 |
- Hoàn thiện bản vẽ lắp hộp giảm tốc (vẽ tay hoặc máy). - Vẽ bản vẽ chi tiết (bánh răng hoặc trục-vẽ tay hoặc máy). |
|
|
14 |
- Vẽ và hoàn thiện bản vẽ chi tiết. - Hoàn thành thuyết minh (có bảng dung sai lắp ghép). - Giáo viên hướng dẫn ký duyệt. |
|
|
** |
Nội dung báo cáo đồ án môn học Phần thuyết minh (đóng quyển bìa mềm): Chương 1: Phân tích phương án – Chọn động cơ điện – Phân phối tỉ số truyền Chương 2: Thiết kế các bộ truyền Chương 3: Thiết kế trục – Thiết kế then – Chọn ổ - Chọn khớp nối Chương 4: Thiết kế và chọn vỏ hộp – Chọn các chi tiết phụ Bảng dung sai lắp ghép Phần bản vẽ:
|
Đề đồ án chuyên ngành Cơ khí (hệ thống truyền động với HGT 2 cấp)
Đề đồ án chuyên ngành không Cơ khí (hệ thống truyền động với HGT 1 cấp)
Hộp giản tốc bánh răng trụ 1 cấp
Bản vẽ hệ thống truyền động với HGT bánh răng côn 1 cấp
Hộp giản tốc trục vít 1 cấp
Hộp giản tốc 2 cấp đồng trục
H Hộp giảm tốc 2 cấp khai triển
Hộp giản tốc 2 cấp côn - trụ
|
http://detali-mashin-na-5.narod.ru/ |
ĐAMH CHI TIẾT MÁY (LÀM VIỆC THEO NHÓM)
Áp dụng mô hình CDIO tại khoa Cơ khí đại học quốc gia từ năm 2010 và đến này đã có những trải nghiệm về giảng dạy các môn học để tích hợp các kỹ năng và trong các môn học. Chuẩn đầu ra CDIO với các trải nghiệm thiết kế - chế tạo thực hiện qua 04 đồ án của chương trình: đồ án môn Nhập môn kỹ thuật, Chi tiết máy, Kỹ thuật chế tạo và Luận văn tốt nghiệp.
Để đạt được chuẩn đầu ra này tương ứng các hoạt động dạy và học (teaching and learning activity), phương pháp đánh giá môn học (assessment method)…
Để đánh giá điểm thì sử dụng các rubrics để sinh viên tự đánh giá lẫn nhau, đánh giá giữa các nhóm lẫn nhau, giảng viên đánh giá…Để đánh giá đạt được các chuẩn đầu ra mong muốn dựa và các rubrics khảo sát sinh viên, kết quả các hoạt động dạy và học và các phương pháp đánh giá tương ứng. đồ án chi tiết máy với các trải nghiệm CDIO và kết quả là kiến tạo ra mô hình thật với các trải nghiệm thiết kế chế tạo.
|
|
GIỚI THIỆU
Các trải nghiệm thiết kế - chế tạo là nét đặc trưng chính của chương trình CDIO. Các đồ án trong chương trình đào tạo giúp cho sinh viên có các trải nghiệm thiết kế - chế tạo, học tập tích hợp để đạt chuẩn đầu ra mong muốn.
Học kỳ |
||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Toán và Khoa học tự nhiên |
Thực tập |
Đồ án tốt nghiệp
|
||||||
|
Khoa học xã hội, nhân văn, chính trị, kinh tế… |
|||||||
Cơ sở kỹ thuật, ngành và chuyên ngành |
||||||||
Nhập môn về Kỹ thuật (C,D,I,O) |
Đồ án Chi tiết máy (C,D,I,O) |
Đồ án Kỹ thuật Chế tạo (D, O) |
(C,D,I.O) |
Hình 1. Cấu trúc chương trình với các trải nghiệm thiết kế - chế tạo
Các đồ án với các trải nghiệm CDIO với các mức độ từ cơ bản đến năng cao trong chương trình Kỹ thuật chế tạo được trình bày trong Hình 1. Nếu chương trình đào tạo là 4 năm thì mỗi năm sẽ thực hiện một đồ án. Đồ án Chi tiết máy là môn học quan trọng, kết thúc giai đoạn học các môn cơ sở cho các ngành Cơ khí. Trong đồ án này sinh viên sử dụng các kiến thức về toán và khoa học tự nhiên, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành và các kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tế cụ thể thông qua các giai đoạn CDIO để thiết kế và chế tạo sản phẩm. Tù bảng trên cho thấy rằng trong đồ án Chi tiết máy có đầy đủ các kỹ năng CDIO với mức độ cao hơn đồ án Cơ sở trong môn Nhập môn về Kỹ thuật.
Trong đồ án chi tiết máy sinh viên sử dụng các kiến thức về toán và khoa học tự nhiên, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: toán, tỉnh học, động học, động lực học, sức bền vật liệu, vật liệu học, kỹ thuật chế tạo, vẽ kỹ thuật.... Ngoài ra còn các kiến thức khác: Nhiệt động lực học, CAE, Cơ lưu chất, Thiết kế kỹ thuật .... (Hình 2). Vẽ cơ khí là một phần của thiết kế Chi tiết máy, vì tất cả chi tiết máy và máy cần được vẽ chi tiết để chế tạo và lắp ráp tạo thành máy.
Cơ lưu chất |
|
Chi tiết máy |
|
Nhiệt động lực học |
|||
Ma sát học |
|||
Xác suất và thống kê toán |
Đồ án Chi tiết máy |
||
Kỹ thuật chế tạo |
|||
Vật liệu học |
|||
Cơ lý thuyết |
|||
Sức bền vật liệu |
Vẽ Cơ khí |
||
Nguyên lý máy |
|||
Thiết kế kỹ thuật |
|||
Vẽ kỹ thuật |
|||
CAD, CAE |
Hình 2. Các môn học liên quan Chi tiết máy và đồ án Chi tiết máy
Mức độ phức tạp của Đồ án Chi tiết máy cho trong bảng 1. Mức độ phức tạp này tăng dần theo từng năm.
BẢng 1. MỨc ĐỘ phỨc tẠp cỦA ĐỒ án Chi tiẾt máy
|
Độ phức tạp tăng dần của Đồ án Chi tiết máy |
|||
Hoạt động |
I-O |
D-I-O |
C-D-I-O |
|
Cấu trúc |
Đã có |
Chưa có |
||
Lời giải |
Đã biết |
Chưa biết |
||
Nhóm |
Cá nhân |
Nhóm nhỏ |
Nhóm lớn |
|
Thời gian |
Nhiều ngày |
Nhiều tuần |
Nhiều tháng |
|
Đề đồ án với các trải nghiệm thiết kế - chế tạo theo nhóm
Một số sản phẩm đồ án
Tham khảo thêm:
2. HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LỰỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH CƠ KHÍ
3. Hướng dẫn phác thảo kết cấu hộp giảm tốc và hệ thống truyền động