ĐƯỜNG DẪN TIÊU CHUẨN ISO CHI TIẾT MÁY

www.iso.org

1. Bộ truyền đai

2. Bộ truyền xích

3. Bộ truyền bánh răng và Trục vít

4. Bộ truyền vít me - đai ốc bi

5. Trục và then

6. Ổ lăn

7, Ổ trượt

8. Lò xo

9. Mối ghép ren

10. Mối ghép đinh tán

11. Chốt

12. Bản vẽ 1

13. Bản vẽ 2

14. Dung sai


Bảng tương đương giữa tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc gia khác

So sánh DIN ISO GOST

GIỚI THIỆU ISO

ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ra đời và hoạt động từ ngày 23/2/1947. ISO có tên đầy đủ là THE INTERNATIONAL ORGANIZATION FOR STANDARDIZATION. Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn 150 nước trên thế giới. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve (Thụy Sĩ). ISO là 1 tổ chức phi chính phủ. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977, là thành viên thứ 72 của ISO và hiện nay đã được bầu vào Ban chấp hành ISO. Cơ quan đại diện là Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng.

 ISO 9000

ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, được ban hành chính thức từ năm 1987, nhưng thực tế nó đã được hình thành từ rất lâu sau Thế chiến 2 ở Anh và các nước Châu Âu khác cũng như ở Bắc Mỹ.

Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho tàu Apollo của NASA, máy bay Concorde của Anh – Pháp…

Năm 1969, Anh, Mỹ thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng đối với các hệ thống đảm bảo chất lượng của những người thầu phụ thuộc vào các thành viên của NATO (AQAP-Alliged Quality Assurance Procedures).

Năm 1972, Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750, tiền thân của ISO 9000.

Năm 1987, ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000, khuyến cáo áp dụng trong các nước thành viên và trên toàn thế giới.

Năm 1994, bộ ISO 9000 được tu chỉnh lại và bổ sung thêm một số tiêu chuẩn mới.

Năm 2000, bộ ISO 9000 được tu chỉnh nói trên lại được sửa đổi lần nữa và ban hành.

ISO 9000 PHIÊN BẢN 2000

Bộ ISO 9000 phiên bản 2000 bao gồm 4 bộ tiêu chuẩn chủ yếu như sau :

- Bộ ISO 9000:2000 mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và giải thích các thuật ngữ.

- Bộ ISO 9001:2000 quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

 - Bộ ISO 9004:2000 hướng dẫn cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.

- Bộ ISO 1911:2001 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường.

ISO 9001:2000

 ISO 9001:2000 là tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về hệ thống quản lý chất lượng đã được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành vào tháng 12/2000 sau khi sửa đổi các tiêu chuẩn phiên bản 1994. ISO 9001:2000 quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức, có thể được sử dụng trong nội bộ tổ chức đó, sử dụng cho việc chứng nhận hoặc cho các mục đích hợp đồng. Tiêu chuẩn này tập trung vào hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng trong việc thỏa mãn yêu cầu khách hàng.

 CHUYỂN ĐỔI ISO 9001:2008

 Ngày 14/11/2008 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành phiên bản 2008 của tiêu chuẩn ISO 9001 – tiêu chuẩn đang được áp dụng tại hơn 1 triệu tổ chức trên toàn thế giới – tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Theo thông báo chung của ISO và Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) thì các tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ có tối đa 24 tháng (đến ngày 14/12/2010) để chuyển đổi chứng nhận theo tiêu chuẩn mới.

Cũng theo thông báo chung của ISO và IAF, tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới nào so với phiên bản trước là ISO 9001:2000 mà chỉ chỉnh sửa, bổ sung để làm rõ thêm một số yêu cầu mà trước đây có khó khăn trong việc diễn giải, áp dụng và đánh giá. Mặc dù những thay đổi trong tiêu chuẩn mới không yêu cầu các tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000 phải có nhiều điều chỉnh cho hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng để có thể phù hợp với các yêu cầu trong ISO 9001:2008, việc chuyển đổi theo tiêu chuẩn mới cũng là một cơ hội tốt cho các tổ chức nhìn nhận lại thực trạng áp dụng các yêu cầu của ISO 9001:2000, từ đó thực hiện các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.

DANH SÁCH TIÊU CHUẨN ISO